Tính chủ động trong công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 68)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.4. Tính chủ động trong công tác huy động vốn

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh do sự chỉ đạo và thống nhất theo liên kết dọc từ hội sở chính và các chi nhánh chỉ có thể dựa vào đó mà làm theo. Bộ phận dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm dịch vụ, bao gồm các sản phẩm huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận này không trực tiếp tiếp xúc khách hàng nên không hiểu rõ nhu cầu, mong muốn thực tế của khách hàng như bộ phận dịch vụ khách hàng ở chi nhánh và phòng giao dịch. Chương trình hoặc sản phẩm trong quá trình hình thành không có sự khảo sát ý kiến khách hàng hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên giao dịch. Đến khi sản phẩm, chương trình được triển khai mới bắt đầu phải nghiên cứu giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh, gây tốn kém thời gian và chi phí của ngân hàng và khách hàng. Điều này được thể hiện ở bảng 2.7,khi mà chỉ có 8/10 nhà quản lý(không trực tiếp giao dịch khách hàng) cho rằng tại chi nhánh có tính chủ động trong công tác huy động vốn,

Nguyên nhân là do chưa có sự liên kết giữa các phòng ban, giữa bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm với bộ phận tiếp thị, bán sản phẩm; chưa xây dựng được quy trình hình thành và vận hành sản phẩm mang tính hiệu quả.

Vì vậy thiết nghĩ ngân hàng Agribank cần có chính sách về tính chủ động cho từng chi nhánh vì mỗi chi nhánh trên từng địa bàn sẽ nắm rõ được sản phẩm nào là cần thiết đối với từng đối tượng khách hàng ở vùng miền đó. Nhưng sự chủ động này vẫn phải trong khuôn phép và được giám sát chặt chẽ từ phía hội sở chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 68)