7. Cấu trúc của đề tài
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
1.4.2.1.Bài học kinh nghiệm về mở tài khoản tiền gửi cá nhân của Ngân hàng Phương Đông
Năm 2001, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi Ngân hàng Phương Đông (Orientbank) mở CN giao dịch đặt trong khuôn viên trường – CN Nguyễn Tri Phương; đồng thời mở tài khoản cá nhân cho toàn bộ giảng viên và nhân viên của trường giao dịch. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Trường Đại học Kinh tế ủy quyền cho Orientbank tự trả lương cho giảng viên và nhân viên qua tài khoản mở ở Orientbank và Orientbank tiến hành cấp miễn phí cho giảng viên và nhân viên thẻ ATM để họ có thể rút tiền lương qua máy ATM đặt trong khuôn viên trường. Sự phối hợp này mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên và trở thành tình huống điển hình cho các NH và trường đại học khác làm theo.
Về phía Đại học Kinh tế, ngoài lợi ích tài chính, việc này còn giúp Nhà trường cải thiện phần nào hiệu quả quản lý khắc phục không ít khó khăn của việc trả lương qua Phòng Tài vụ của trường. Mặt khác, góp phần hạn chế chu chuyển tiền mặt, vốn gây ra không ít bất tiện. Cụ thể, Nhà trường thỏa thuận ủy quyền cho
Orientbank thu học phí của sinh viên và các nguồn thu khác trực tiếp vào tài khoản của trường mở ở Orientbank. Việc này làm giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và khối lượng tiền đang chuyển trên đường. Song song đó, từ tài khoản này, Orientbank nhận ủy thác trả lương cho giảng viên và nhân viên. Kết quả là, hầu hết tiền đều chu chuyển qua Orientbank bằng hình thức chuyển khoản. Nhờ vậy, giảm đáng kể giao dịch tiền mặt và do lúc nào tiền cũng chu chuyển qua tài khoản NH nên tiền luôn sinh lợi tức (0,25%/tháng) cho trường và những người hưởng lương qua trường.
Về phía Orientbank, lợi ích chủ yếu là huy động được khối lượng tiền gửi khá lớn từ trường và những người hưởng lương của trường. Ngoài ra, Orientbank còn có được lợi ích mà các NH khác không thể nào có được đó là quảng bá hình ảnh và thương hiệu Orientbank cho đối tượng khách hàng rất tiềm năng: giảng viên và sinh viên của trường.
1.4.2.2.Bài học kinh nghiệm về đầu tư cho chất lượng dịch vụ của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á
NHTM Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các NHTM cổ phần lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận thức thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.
Với mục tiêu trở thành NH bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho KH cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ và vừa, tối ưu hóa lợi ích cho KH và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội. SeA- Bank đã đặt ra chiến lược phát triển cho riêng mình là tập trung đặc biệt vào KH cá nhân và đồng thời phát triển mảng KH DN nhỏ và vừa cũng như DN lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc KH.
Riêng về mảng KH DN nhỏ và vừa, để tạo ra sự khác biệt, ngày 23/06/2012, SeABank đã cho ra đời gói sản phẩm tài khoản ưu đãi SeAPlus. Khác
nhỏ và vừa hơn như lãi suất không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán lên tới 4%; các dịch vụ đi kèm như SeANet, SeACall đều miễn phí, miễn phí một năm đầu dịch vụ và giảm 10% biểu phí dịch vụ SeAPOS…
Kết quả là năm 2012, SeABank được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng giải thưởng “Sản phẩm Vàng – Dịch vụ Vàng Việt Nam năm 2012” dành cho các dịch vụ NH tự động (AutoBank) và gói tài khoản ưu đãi (SeAPlus).