Hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 71 - 75)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn:

Dựa vào kết quả ở bảng 2.8 về khảo sát các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của các nhà quản lý, ta thấy rằng, các yếu tố lãi suất (10/10 phiếu); Tính chủ động tiếp cận khách hàng (8/10 phiếu), Chính sách CSKH (7/10 phiếu), Công nghệ hỗ trợ hiện đại (7/10 phiếu) là những yếu tố được các nhà quản lý quan tâm hơn hết, theo đó,bảng kết quả 2.9 về khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng thì sự hài lòng về lãi suất chỉ chiếm 3% số phiếu, Chính sách CSKH chỉ chiếm 5% số phiếu, chất lượng SPDV chiếm 8%, tính chủ động tiếp cận khách hàng chiếm 10% số phiếu được phát ra,nhưng vị trí giao dịch thuận lợi và thương hiệu chiếm lần lượt là 57% và 60% số phiếu phát ra. Như vậy, chứng tỏ tại Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Đông Gia Lai nói riêng có lợi thế về mạng lưới hoạt động và thương hiệu nhưng lại còn rất nhiều hạn chế để khách hàng lựa chọn là nơi gửi tiền. Cụ thể sẽ được phân tích dưới đây:

Một là, lãi suất huy động còn kém linh hoạt và chưa cạnh tranh:

Với từng đối tượng khách hàng khác nhau, độ nhạy cảm về lãi suất hoàn toàn khác nhau. Khách hàng TCKT thường sử dụng các dịch vụ thanh toán từ tiền gửi

thanh toán của mình. Họ không quan tâm nhiều đến lãi suất mà họ quan tâm nhiều đến sản phẩm, tiện ích do ngân hàng cung cấp. Trong khi tiền gửi dân cư chủ yếu là tích lũy nhằm mục đích sinh lời nên nhóm khách hàng này rất nhạy cảm với lãi suất. Tính ổn định của nguồn vốn này cao khiến cho việc thực hiện cơ cấu cho vay tại chi nhánh dễ dàng hơn nhưng chi phí trả lãi lớn.

Bảng 2.10 cho thấy chính sách lãi suất đưa ra cũng chưa thật sự cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Trong thời điểm cạnh tranh về lãi suất, phổ biến về thông tin như hiện nay, bất cứ một sự chênh lệch về lãi suất nào cũng có thể khiến nguồn vốn suy giảm nhanh chóng. Thêm vào đó, sự điều chỉnh lãi suất trước những biến động của thị trường còn chậm xuất phát từ sự quản lý mang tính nhà nước và mệnh lệnh từ NHNo Việt Nam. Các NHTM cổ phần khi có bất cứ sự thay đổi nào họ sẽ có cơ chế điều chỉnh hợp lý, linh hoạt và nhanh chóng. Trong khi đó, để có được sự điều chỉnh đó các chi nhánh NHNo phải đợi sự nghiên cứu và cho phép từ Trung Ương.

Hai là, chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ thanh toán

Hệ thống thông tin vẫn còn nhiều bất cập. Dù đã được cập nhật và triển khai trong toàn hệ thống song các ứng dụng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện dần. Vì thế, mặc dù được đánh giá là phần mềm ứng dụng ngân hàng hiện đại song vẫn có lỗi xảy ra. Các máy Pos chưa được sử dụng rộng rãi trong thanh toán các ĐVCNT (siêu thị, nhà hàng, khách sạn..) như ngân hàng BIDV, ngân hàng Viettin. Hay ứng dụng QR Pay( là hình thức sử dụng mã QR Code để thanh toán) chưa hoàn thiện như ngân hàng BIDV. Sự hạn chế này dẫn đến hạn chế về số lượng khách hàng tìm đến giao dịch với ngân hàng, làm giảm lượng lớn vốn gửi vào ngân hàng.

Công nghệ không ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ gián tiếp đến hiệu quả huy động vốn. Hiện đại hóa công nghệ khiến cho năng suất lao động tăng lên, tiết kiệm thời gian chờ đợi của khách hàng… Như vậy, gián tiếp công nghệ đã có ảnh hưởng tích cực giúp giảm chi phí quản lý vốn (chi phí nhân công), thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng làm nâng cao uy tín chi nhánh, thu hút khách hàng đến giao dịch.

Ngân hàng muốn phát triển bền vững thì cần quan tâm và đầu tư cho vấn đề con người. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, thái độ phục vụ khách hàng…cho ta thấy tính chuyên nghiệp của ngân hàng đó. Tính chuyên nghiệp làm vị thế của ngân hàng tăng lên, uy tín được củng cố.

Dựa vào bảng 2.6 Tình hình nguồn nhân lực qua các năm 2015-2017 cho thấy từ năm 2015 đến 2017, số lượng CBNV tại chi nhánh đang chuyển dần từ các cán bộ lớn tuổi về hưu, có kinh nghiệm làm việc nhưng thiếu sự sáng tạo sang các cán bộ mới trẻ hơn, được đào tạo bài bản về kiến thức song kinh nghiệm chưa nhiều. Khi được tuyển dụng lại thiếu sự đào tạo của lớp người đi trước nên chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có.

Bốn là, công tác marketing chưa chủ động

Hoạt động marketing chủ yếu triển khai theo chỉ đạo chung của Agribank là chính và hầu hết tập trung tại Agribank tỉnh, các chi nhánh không có chương trình marketing đặc biệt. Tại các điểm giao dịch hoàn toàn thực hiện hình thức huy động tại quầy, chưa phát huy hình thức huy động hiện đại. Cán bộ chưa được đào tạo bài bản về lĩnh vực marketing, chủ yếu là đào tạo kết hợp và tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn nên kiến thức về marketing chưa đáp ứng được yêu cầu

Chính sách marketing, khuếch trương sản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc công bố lãi suất huy động, treo áp phích tại chi nhánh.. Quảng cáo về ngân hàng chủ yếu trên báo đài, tạp chí, truyền hình trong khi đó kênh bán hàng cá nhân chưa được áp dụng, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến với ngân hàng do vậy hiệu quả huy động vốn sẽ không cao do nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi nhưng lại không có thời gian đến chi nhánh hoặc không có thời gian tìm hiểu,…

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai cho chúng ta thấy công tác huy động vốn đã được chi nhánh thực hiện tương đối tốt song do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà nguồn vốn vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, còn nhiều bất cập, thiếu sót cần được hoàn thiện. Do đó, chi nhánh cần nhìn nhận một cách toàn diện, khai thác các

điểm mạnh, phát huy tốt những thành quả đạt được đồng thời khắc phục các điểm yếu, tìm ra những giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội đất nước trong từng thời kỳ để tháo gỡ những hạn chế trên nhằm thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn cho nền kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh, uy tín trên thương trường.

Kết luận chương 2

Trong thời gian khảo sát thực tế tại Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai, tác giả đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và công tác huy động động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh. Qua đó có những cái nhìn thực tế, quan sát cụ thể để có thể đưa ra những lập luận, phân tích được những điểm mạnh điểm yếu còn tồn tại tại chi nhánh dựa trên những lý luận đã nêu ở Chương 2. Đồng thời Qua quá trình thực tế tại Agribank – chi nhánh Đông Gia Lai đã giúp tác giả tổng hợp được cơ sở lý luận về kiến thức, có cái nhìn cụ thể hơn, sâu sắc hơn về việc vận dụng lý thuyết vào thực tế nhằm phát huy hiệu quả cao.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG GIA

LAI

3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông gia lai (Trang 71 - 75)