Sơ đồ cơ cấu tổ chức(Xem phụ lục 1)
Diễn giải sơ đồ cơ cấu tổ chức:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SCB, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ SCB quy định.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng SCB.
- Ban Tư Vấn: là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành ngân hàng.
- Ban Thư ký Hội đồng quản trị: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếụ
- Ban Thư ký Ban Điều hành: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của Ban Điều hành bao gồm: Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ thống SCB; Đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ do Ban Điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; Hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho Ban Điều hành. - Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Ngân hàng, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Ban điều hành còn bao gồm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám đốc về mặt điều hành.
- Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối: là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của khối được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt động của khối được phân công phụ trách.
- Chức năng các phòng nghiệp vụ Hội sở: Trực tiếp quản lý, phát triển sản phẩm tại các chi nhánh theo mô hình dọc. Tư vấn Ban điều hành các chiến lược và giải pháp thực thi liên quan đến sản phẩm phòng phụ trách.
- Sở giao dịch/Chi nhánh và đơn vị trực thuộc: Theo mô hình kinh doanh hiện tại, đây là các đơn vị kinh doanh chiến lược của SCB.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2015
Để trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh tài chính – tiền tệ, SCB đã tận dụng lợi thế về tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt thông qua việc đầu tư và phát triển một nền tảng cơ sở vật
chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động quản trị và kinh doanh, thông qua việc chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh và mô hình tăng trưởng theo thông lệ quốc tế đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của SCB trong tiến trình hội nhập. Điều này được thể hiện rõ trong giai đoạn 2012 - 2015, SCB đã vượt qua những thách thức, khó khăn và những bất ổn của nền kinh tế để khẳng định vị thế là ngân hàng dẫn dắt thị trường, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội thông qua kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh của SCB giai đoạn 2012 – 2015
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14 1.Tổng tài sản 149,206 181,019 242,222 311,514 21.32 33.81 28.61 2. Vốn chủ sở hữu 10,584 12,295 12,295 14,295 16.17 - 16.27 3. Dư nợ tín dụng 88,155 89,004 133,993 170,462 0,96 50,55 27,22 4. Huy động vốn 79,193 147,098 198,505 255,978 85,75 34,95 79,33 5. Lợi nhuận trước thuế 77,199 59,781 110,806 119,143 (22,56) 85,35 7,52
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2012 – 2015 của SCB)
Giai đoạn 2012 – 2015 nhìn chung tất cả các chỉ tiêu kinh doanh của SCB đều tăng về giá trị ròng và tốc độ tăng trưởng. Riêng năm 2013, mức lợi nhuận có phần sụt giảm chủ yếu là do các chi phí tài chính do tái cơ cấu phát sinh trong năm tương đối cao và SCB tập trung nguồn lực để trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro trái phiếu theo đúng quy định.
2.1.3.1. Chỉ tiêu tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu tăng qua các năm mức tăng trưởng năm 2014 so với 2013 là 33.81%, năm 2015 tổng tài sản tăng 28.6% so với năm 2014 đạt 311,514 tỷ đồng, tăng trưởng tổng tài sản trong năm 2015 chủ yếu do các khoản đầu tư tăng 23,370 tỷ đồng và cho vay khách hang tăng 36,469 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, SCB tiếp tục là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh.
2.1.3.2. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu qua các năm được SCB tích cực bổ sung chủ yếu bằng việc tăng vốn điều lệ và gia tăng các quỹ dự trữ.. Vốn chủ sở hữu của SCB năm 2015 đạt 14,295 tỷ đồng tăng 26.5% so với năm 2014. Việc tăng vốn này do SCB đã hoàn tất phương án tăng vốn thêm 2,000 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ vào tháng 4/2015. Trong đó, cổ đông hiện hữu góp 100 tỷ đồng, 02 nhà đầu tư nước ngoài góp vốn 1,900 tỷ đồng.
2.1.3.3. Chỉ tiêu huy động vốn
Giai đoạn 2012-2015, tình hình huy động vốn tại SCB tăng qua các năm. Tính đến năm 2015, tổng tiền gửi của Khách hàng tại SCB đạt 255,978 tỷ đồng, tăng 57,473 tỷ đồng, tốc độ tăng 29.0% so với năm 2014, trong đó, tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế đạt 20,800 tỷ đồng, tăng 53.0%, tiền gửi khách hàng cá nhân đạt 235,178 tỷ đồng, tăng 27.2% so với đầu năm.
Bên cạnh sự tăng trưởng tốt về huy động vốn, SCB cũng tiếp tục có những bước tiến đáng kể trong việc điều chỉnh cơ cấu nguồn huy động. Nguồn vốn huy động TT1 của SCB liên tục tăng nhanh và bền vững, thị phần huy động của SCB ngày càng được củng cố và gia tăng trên thị trường. Tính đến 31/12/2013, tổng số dư huy động TT1 của SCB đạt mức 147,098 tỷ đồng, tăng 55,956 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 61.4% so với đầu năm. Trong đó, huy động bằng VND tăng lên đến 57,138 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 68.4% so với đầu năm; đồng thời, SCB cũng đã chấm dứt và giảm toàn bộ số dư huy động vàng theo chủ trương của NHNN. Đến 31/12/2015, tổng số sư huy động TT1 đạt mức 256,984 tỷ
đông, tăng 58,479 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31%. Đây là nguồn vốn chủ lực để SCB đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tăng uy tín và thị phần trên thị trường tiền tệ.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn SCB giai đoạn 2012 – 2015
T T Khoản mục 2012 2013 2014 2015 1 Phân theo khách hàng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổ chức kinh tế 5,787 7.3% 2,992 2% 13,591 6.8% 20,800 8.1% Dân cư 73,406 92.7% 144,106 98% 184,914 93.2% 235,178 91.9 % 2 Phân theo kỳ hạn Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng Không kỳ hạn 1,696 2.1% 1,490 1% 5,257 2.6% 5,674 2.2% Có kỳ hạn 77,497 97.9% 145,608 99% 193,248 97.4% 250,304 97.8 % Tổng cộng 79,193 147,098 198,505 255,978
(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB giai đoạn 2012-2015)
2.1.3.4. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng
Giai đoạn 2012-2015, dư nợ tín dụng tăng đều qua các năm. SCB chủ trương phát triển tín dụng đối với các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế; tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào sự phát triển của các địa phương có trụ sở giao dịch của SCB. Theo đó, mức tăng trưởng tín dụng của SCB cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành. Năm 2013, đạt 89,004 tỷ đồng, tăng 849 tỷ đồng so với năm 2012. Dư nợ tín dụng chỉ tăng nhẹ trong năm 2013 do lúc này SCB chủ trương tập trung xử lý nợ xấu, thực hiện mục tiêu tăng trưởng chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2014, dư nợ cho vay của SCB đạt 134,005 tỷ đồng, tăng 45,002 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 50.6% so với năm 2013. Việc tăng trưởng mạnh tín dụng trong năm 2014 đã giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại tài sản theo hướng an toàn và hiệu quả, nâng cao tỷ trọng tài sản có sinh lời trong cơ cấu Bảng cân đối kế toán.
Tiếp nối thành công đã đạt được trong năm 2014, năm 2015 SCB tiếp tục phát triển tín dụng với mức tăng trưởng 27.2%, tổng cho vay khách hàng đạt 170,462 tỷ đồng, trong đó, dư nợ khách hàng cá nhân tăng trưởng 17.8%, dư nợ khách hàng tổ chức tăng trưởng 66.2% so với đầu năm.
SCB tiếp tục xử lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cũng như áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro chặt chẽ nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của SCB chỉ chiếm 0.34% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 1.66% tổng dư nợ. Đây là sự nỗ lực vượt bậc của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên SCB.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu của SCB giai đoạn 2012 – 2015
Đơn vị: %
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2012 – 2015
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 19,862 23% 21,989 25% 21,161 16% 34,825 20% Nợ trung hạn 51,159 58% 51,036 57% 84,961 63% 52,184 31% Nợ dài hạn 17,134 19% 15,979 18% 27,871 21% 83,453 49% Tổng 88,155 100% 89,004 100% 133,993 100% 170,46 2 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2012-2015)
2.1.4. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại SCB
Với phương châm “Phát triển hoạt động ngân hàng - Công nghệ phải đi trước một bước”, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã xác định công nghệ thông tin hiện đại là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Ngay từ những ngày đầu thực hiện hợp nhất, SCB đã mạnh dạn đầu tư và triển khai thành công dự án CoreBanking Flexcube của hãng Oraclẹ Đây là giải pháp công nghệ ngân hàng lõi hàng đầu trên thế giới, với giải pháp này, SCB đã tiến thêm một bước vững chắc trong quá trình đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro đồng thời tạo nền phát triển các sản phẩm tài chính hiện đại phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Với nền tảng kiến trúc hướng dịch vụ SOA của Flexcube - kiến trúc hiện đại nhất của các hệ thống ngân hàng lõi, CoreBanking Flexcube thực hiện tập trung hóa dữ liệu, cung cấp các giải pháp thông tin quản trị toàn diện, quản lý rủi ro với độ an toàn và bảo mật cao, dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác của ngân hàng. Với khả năng mở rộng, linh hoạt, xử lý giao dịch trực tuyến, hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, hệ thống mới đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc rút ngắn tối đa thời gian xử lý giao dịch, phát triển sản phẩm tài chính điện tử và mở rộng mạng lưới trong thời gian quạ
Thông qua đó, SCB sẽ phát huy được lợi thế cạnh tranh với nền tảng công nghệ hiện đại, hỗ trợ tối ưu và hiệu quả đối với công tác quản trị điều hành, đảm bảo an toàn dữ liệu, phục vụ tốt hơn cho công tác dự báo rủi rọ Bên cạnh đó, việc cơ sở dữ liệu của khách hàng được tập trung về một mối trên nền tảng CoreBanking Flexcube giúp SCB tập trung thông tin để phân tích, đánh giá chính xác về nhu cầu thực của thị trường và xây dựng các dịch vụ tài chính – ngân hàng phù hợp. Việc triển khai thành công hệ thống CoreBanking Flexcube của SCB cho thấy quyết tâm của ngân hàng trong việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quản trị và kinh doanh của mình, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, cũng như cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Nhằm thực hiện mục tiêu đưa SCB trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, năm 2015, hoạt động CNTT của SCB tiếp tục được củng cố và nâng cao, đóng góp to lớn vào hoạt động chung của Ngân hàng thông qua:
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và các thiết bị đi kèm nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động xuyên suốt của SCB cũng như đẩy nhanh tốc độ xử lý, truy xuất đáp ứng yêu cầu Ngân hàng và Khách hàng.
- Triển khai dự án an ninh bảo mật PCI-DSS cho hoạt động Thẻ & NHĐT theo tiêu chuẩn an ninh bảo mật thẻ cao nhất do các tổ chức Thẻ quốc tế ban hành và duy trì. - Xây dựng trục tích hợp SOA (Service-oriented architecture –kiến trúc hướng dịch vụ) cho toàn bộ các ứng dụng để triển khai hệ thống bảo mật 3D secure, PCI-DSS.
- Thiết lập các chương trình phần mềm có tính ứng dụng cao trong hoạt động của Ngân hàng, đồng thời ngày càng nâng cấp các chương trình hiện hữu như: Phòng chống rửa tiền; Quản lý nhân sự và đánh giá năng lực theo KPIs; Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị MIS; Giải pháp GL ngoài core,…
SCB luôn chú trọng đến công tác đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và các thiết bị đi kèm phục vụ hê thống công nghệ thông tin để đảm bảo yêu cầu hoạt động của SCB cũng như đẩy nhanh tốc độ xử lý, truy xuất đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và của khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠINGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
2.2.1. Các dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai tại SCB2.2.1.1. SCB Mobile Banking 2.2.1.1. SCB Mobile Banking
SCB Mobile Banking là ứng dụng Dịch vụ Ngân hàng hiện đại, cho phép Khách hàng sử dụng điện thoại di động/máy tính bảng có kết nối Internet (GPRS/ Wifi/3G) để thực hiện các giao dịch với ngân hàng dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và mọi lúc mọi nơị Ngoài ra, Khách hàng sử dụng SCB Mobile Banking tận hưởng những tiện ích gia tăng như tra cứu tỷ giá, lãi suất, giá vàng, chứng khoán hay đặt vé máy bay nhanh chóng và dễ dàng. Dịch vụ cung cấp nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mọi lúc mọi nơi 24/7, giao dịch an toàn, bảo mật tuyệt đối thông qua yếu tố xác thực thứ 2 (OTP: one time password, mật khẩu xác thực từng lần), hạn mức giao dịch cao, phí giao dịch cạnh tranh so với tại quầỵ Dịch vụ đồng thời hai kết nối SMS và GPRS giúp việc giao dịch được thực hiện liên tục, ổn định.
2.2.1.2. Internet Banking
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet Banking là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Với dịch vụ này, dù khách hàng có đang ở đâu và bất cứ khi nào, chỉ cần một máy tính hoặc thiết bị có kết nối Internet, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng và an toàn thông qua kênh giao dịch hiện đại này của SCB.
Thông qua dịch vụ Internet Banking khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như: tra cứu thông tin cũng như lịch sử giao dịch các tài khoản tiền gửi; mở/ tất toán tài khoản