ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 73)

TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN QUA PHÂN TÍCH MÔ HÌNH S.W.ỌT. 2.3.1. Những cơ hội:

- Những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2016 mở ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng khi các nước thành viên đồng loạt thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, các nước thành viên sẽ đồng thực hiện những cam kết sâu rộng về tăng cường tiếp cận thị trường của nhaụ Trong đó có thị trường tài chính mà các loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam là một mảnh đất chưa có nhiều khai phá. Đồng thời, từ sau khi gia nhập WTO, chính sách kinh tế mở, hội nhập nền kinh tế thế giới, do đó SCB có nhiều cơ hội để phát triển như:

+ Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài, nâng cao vị thế trong các giao dịch tài chính quốc tế.

+ Mở ra cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, cải cách đổi mới hệ thống, nâng cao năng lực quản lý, năng lực tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho SCB phát triển thêm các loại sản phẩm dịch vụ mới

+ Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế với các ngân hàng nước ngoài trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín về vị thế của SCB trong giao dịch quốc tế.

+ Theo đó, doanh nghiệp trong nước tích cực cạnh tranh thị trường để tồn tại và phát triển, không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giớị Các doanh nghiệp này (cả trong nước và nước ngoài) sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của Ngân hàng. Ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy, SCB và các tổ chức tài chính tín dụng có điều kiện phát triển tốt khi khách hàng – những người sử dụng dịch vụ của họ làm ăn tốt và phát triển.

- Hạ tầng công nghệ viễn thông trong nước ngày càng được cải thiện

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt, các chỉ số kinh tế - xã hội - con người ngày càng được hoàn thiện và hạ tầng công nghệ viễn thông không ngừng được mở rộng, không ngừng nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển TMĐT nói chung và NHĐT nói riêng.

- Số lượng người dân sử dụng Internet ngày càng cao

Đào tạo tin học ngày càng được mở rộng và nhu cầu học tập tin học ngày càng cao khiến mặt bằng hiểu biết chung về tin học trong cộng đồng dân cư ngày càng tăng, đặc biệt ở thành phố và các trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại lớn. Lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng, khách hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với giao thương thương mại quốc tế đặc biệt là giao thương thông qua TMĐT. Dần dần mọi người nhận thấy rằng giao dịch thông qua Internet sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mình cũng như cho cộng đồng. Giao dịch điện tử lúc đó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

- Sự quan tâm phát triển TMĐT của chính phủ

Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016-2020” nhằm tạo thêm lực đẩy giúp TMĐT Việt Nam cất cánh. Theo Cục TMĐT và Công nghệ thông tin (TMĐT&CNTT - Bộ Công Thương), Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị trung bình 350 USD/người/năm; doanh số TMĐT (TMĐT) B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) tăng 20%, đạt 10 tỷ USD và chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về người dùng smartphone như hiện nay, TMĐT di động cũng sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong 5 năm tớị

2.3.2. Những thách thức

-Những thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính hội nhập quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, SCB phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nước ngoài, trong khi năng lực cạnh tranh còn thấp, điều này buộc SCB phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài áp dụng ở Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các TCTD nước ngoài được hưởng các ưu đãi như ngân hàng nội địạ Trong bối cảnh đó, SCB cần nhạy bén và nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT, thiết kế và cải tiến sản phẩm phù hợp, giới thiệu sản phẩm mới, và mở rộng mạng lưới kênh phân phối, nhất là kênh giao dịch tự động. Điều này đã đặt ra cho SCB không ít những thách thức gay gắt:

+ Khả năng sinh lời của SCB còn thấp hơn các ngân hàng nước ngoài, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có.

+ Cấu trúc Ngân hàng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém so với các ngân hàng nước ngoàị

+ Các ngân hàng nước ngoài với nền tảng tài chính mạnh, trình độ chuyên môn cao và công nghệ hiện đại sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của SCB trong việc phát triển thị phần bản lẻ. Ngoài ra, SCB cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ, đó là làm như thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, SCB thua kém các Ngân hàng nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng hơn trước.

-Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường thực sự là thách thức lớn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Việc mở cửa thị trường nội địa sẽ làm tăng rủi ro thị trường. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phốị Hiện tại, các ngân hàng trong nước vẫn đang chiếm ưu thế do các ngân hàng nước ngoài vẫn chịu sự hạn chế về phạm vi và quy mô hoạt động. Tuy nhiên điều này đang được loại bỏ căn bản, quy mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp cũng theo

đó mà tăng lên. Các ngân hàng nước ngoài với công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao hơn có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

-Sự phụ thuộc vào công nghệ.

Giao dịch NHĐT được tích hợp ngày càng nhiều trên các hệ thống máy tính, trang thiết bị công nghệ thông tin và mạng Internet đã cho phép xử lý hiệu quả các giao dịch điện tử trực tuyến. Điều này làm giảm thiểu các sai sót và gian lận thường phát sinh trong môi trường xử lý thủ công truyền thống, nhưng cũng sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào thiết kế, cấu trúc, liên kết và quy mô hoạt động của các hệ thống công nghệ. Bênh cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin làm tăng tính phức tạp kỹ thuật trong quá trình vận hành, bảo đảm an ninh, mở rộng quan hệ, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ Internet, công ty truyền thông và các đối tác công nghệ khác (đối tác thứ ba), mà trong số đó nhiều sản phẩm, dịch vụ nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng.

- Vấn đề an ninh mạng

An ninh mạng là một trong những vấn đề lớn nhất của NHĐT. Tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, đánh cắp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân trên mạng ngày càng tăng. Gian lận là một mối lo ngại chung khi sử dụng NHĐT vì tính năng bảo mật, chẳng hạn như mật khẩu hoặc mã PIN có thể bị đánh cắp và sử dụng mà không thể xác định. Mã PIN có thể bị ăn cắp và sử dụng trực tuyến mà không cần sự cho phép của chủ sở hữụ Những vấn đề này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng vì bọn tội phạm luôn sử dụng nhiều chiến thuật mới nhằm lấy cắp thông tin khách hàng. Điều này gây ra tâm lý bất an cho người sử dụng dịch vụ NHĐT.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.

Nét đặc thù của DVNH là nhắm tới đối tượng khách hàng cá nhân, song người dân trong nước chưa biết nhiều về dịch vụ ngân hàng; cũng như thói quen sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến. Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT của người dân cũng là vấn đề đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc phát triển dịch vụ NHĐT. Thực tế hiện nay cho thấy việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen của người dân.

Vì vậy, việc thay đổi thói quen này để dần đưa dịch vụ NHĐT vào cuộc sống cũng là một thách thức đối với các ngân hàng nói chung và SCB nói riêng.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa ngày càng gay gắt.

Khi các ngân hàng thương mại nhà nước chuyển đổi sang ngân hàng cổ phần đã làm thay đổi cục diện của hệ thống. Trước kia, các ngân hàng này tập trung vào mảng dịch vụ bán buôn, nhưng hiện nay đang tập trung mạnh vào phát triển mảng dịch vụ bán lẻ. Các ngân hàng chuyển đổi này cùng với các Ngân hàng cổ phần lớn hiện có khác (ACB, Sacombank, Eximbank…) với tiềm lực tài chính mạnh thì chắc chắn SCB sẽ bị áp lực cạnh tranh căng thẳng.

-Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ kỹ thuật.

Hệ thống dịch vụ NHĐT đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, tính bảo mật cao cũng là một trong những trở ngại của các NH. Chi phí này có thể vượt quá khả năng tài chính của nhiều NH, nhất là những NH nhỏ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với SCB, bởi vì nếu công nghệ bảo mật chưa đạt sự an toàn, chưa đem lại niềm tin cho khách hàng có thể dẫn đến trường hợp khách hàng bị mất thông tin khi giao dịch qua ATM hay Internet banking do hacker xâm nhập, dẫn đến thiệt hại lớn cho cả khách hàng và ngân hàng.

- Nguồn nhân lực

Thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ chính những nhân tố bên trong của hệ thống ngân hàng. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và các cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện naỵ Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. Do đó, SCB cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏị

- Khung pháp lý còn thiếu các quy định cụ thể về việc xử lý tranh chấp trong các giao dịch điện tử.

Hệ thống pháp lý về lĩnh vực ngân hàng hiện nay đã khá đầy đủ, tuy nhiên đối với giao dịch điện tử, Chính phủ nên ban hành thêm những quy định cụ thể về những trường hợp xử lý tranh chấp trong giao dịch điện tử. Bổ sung hoàn chỉnh khung pháp lý trong các giao dịch điện tử.

2.3.3. Những điểm mạnh

- Lợi thế sân nhà so với các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam

So với các ngân hàng nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam đó chính là lợi thế sân nhà. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sẽ có không ít các Tập đoàn tài chính – ngân hàng nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài khi vào Việt Nam phải mất một thời gian dài mới nắm được hết thông lệ kinh doanh, văn hóa kinh doanh của người Việt Nam nên khó có cơ hội cạnh tranh với ngân hàng bản địạ Họ sẽ tìm chiến lược là hợp tác với ngân hàng nội địa hơn là tự mình kinh doanh. Vì vậy, các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng SCB nói riêng vẫn sẽ chiếm được nhiều ưu thế hơn trước làn sóng cạnh tranh này, cụ thể như:

+ Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp + Am hiểu thị trường trong nước

+ Có một lượng khách hàng trong nước khá đông đảo + Có được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt từ phía NHNN.

- Sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin, an ninh bảo mật

Hệ thống công nghệ thông tin được coi là lợi thế cạnh tranh của SCB so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. SCB có cơ sở hạ tâng công nghệ thông tin hiện đại với hệ thống máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, xử lý trực tuyến và hệ thống mạng WAN kết nối tất cả các chi nhánh SCB trên toàn quốc. Mặc khác, xác định công nghệ thông tin hiện đại sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cho hoạt động ngân hàng, phát triển ngân hàng hiện đại, SCB luôn chú trọng đầu tư xây dựng một nền tảng công nghệ thông tin mạnh mẽ, tin cậy, ổn định và linh hoạt để cung cấp đầy đủ và toàn diện các hoạt động ngân hàng. Theo kết quả khảo sát ý kiến khách hàng tại phụ lục 3, thì có 81/135 khách hàng cảm thấy rất an toàn (chiếm 60%) và 39/135 khách hàng cảm thấy an toàn (chiếm 29%) khi sử dụng dịch vụ NHĐT của SCB. Nhờ nền tảng công nghệ ổn định mà SCB đã triển khai thành công và đáp ứng tương đối đầy đủ các dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân, tăng tính bảo mật, nâng cao độ tin cậy và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Năng lực tài chính của SCB không ngừng được tăng cường

SCB nằm trong số các ngân hàng thương mại có quy mô lớn trong nước. Đây chính là một thế mạnh của SCB trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường tài chính, khi mà năng lực tài chính mạnh là một trong những yếu tố quyết định quy mô phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ NHĐT, hiện đạị

- Đội ngũ nhân sự

Chú trọng quan tâm đào tạo, phát triển nguồn lực nhằm đáp ứng đòi hỏi phát triển công nghệ của toàn ngành là nhân tố then chốt góp phần giúp SCB xây dựng và vận hành tốt hệ thống CNTT. Trong những năm qua chất lượng đội ngũ cán bộ SCB luôn được nâng cao do làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời SCB có chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tự học tập để nâng cao trình độ.

SCB tự hào có được một đội ngũ nhân sự có tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái rất cao, luôn cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong công việc cũng như những trở ngại trong cuộc sống. Phần lớn đội ngũ nhân viên SCB có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần làm việc cao: đội ngũ cán bộ nhân viên SCB có chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và luôn nhiệt tình phục vụ khách hàng. Theo kết quả khảo sát tại phụ lục 3 cho thấy, thái độ phục vụ của nhân viên SCB được khách hàng đánh giá cao, ở mức độ nhiệt tình có đến 72 trong tổng 135 khách hàng đánh giá, chiếm tỷ lệ cao 53%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ cho đội ngũ CBNV của SCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)