Sự cần thiết của SCB trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử·············

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 68 - 72)

Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHĐT là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, có thể thấy dịch vụ NHĐT còn khá mới mẻ, nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chắc chắn đây sẽ là mảng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại trong tương laị Những năm qua lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Quy mô, mạng lưới các ngân hàng thương mại ngày càng được mở rộng và phát triển, sản phẩm dịch vụ theo đó cũng đa dạng hơn, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiềụ

Nhận biết được tính chất quan trọng của dịch vụ NHĐT đối với sự phát triển trong tương lai, SCB đã và đang phấn đấu, nổ lực hết mình để bắt kịp tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, không những hoàn thiện những nghiệp vụ truyền thống, mà còn tập trung phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại trong đó chú trọng dịch vụ NHĐT, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và phát triển. SCB luôn quan tâm tới trải nghiệm của từng khách hàng, nhanh nhạy triển khai các tiện ích mới nhất theo hướng cá nhân hóa cho người sử dụng, SCB luôn chú trọng đổi mới và phát triển nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của Khách hàng bên cạnh các sản phẩm truyền thống. Theo đó, hoạt động thẻ và NHĐT của SCB ngày càng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng các dịch vụ cung cấp tới Khách hàng. Hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thẻ và NHĐT của SCB đã và đang được Khách hàng tin dùng và đánh giá caọ SCB là một trong 13 ngân hàng được Khách hàng bình chọn là NHĐT yêu thích nhất do báo Vnexpress tổ chức trong năm 2014. Song, thực tiễn phát triển dịch vụ NHĐT của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Việc cân nhắc giữa chi phí và rủi ro với những lợi ích mang lại, thì câu hỏi được đặt ra là SCB có nên tiếp tục phát triển dịch vụ nàỷ

Để trả lời cho câu hỏi này, bên cạnh việc tính toán sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mang lại trong việc triển khai sản phẩm dịch vụ NHĐT, chúng ta cần phải có chiến lược và tầm nhìn xa trong việc xem xét những lợi ích trong tương lai mà sản phẩm dịch vụ này mang lại trong việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của SCB trên bước đường phát triển trong tương laị

Trước tiên luận văn đi vào phân tích đánh giá lợi nhuận ròng mà sản phẩm dịch vụ này mang lại cho SCB, liệu thu nhập có đủ bù đắp cho chi phí trong quá trình triển khaỉ

Bảng 2.7: Tổng hợp thu chi dịch vụ thẻ và NHĐT 2012-2015

Chỉ tiêu

Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng% 2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14 Tổng thu dịch vụ thẻ và NHĐT (tỷ đồng) 0.13 5.57 16.46 33.29 4,185 196 102 Tổng chi dịch vụ thẻ và NHĐT (tỷ đồng) 0.18 3.65 9.81 10.85 1,928 169 11 Thu ròng dịch vụ thẻ và NHĐT (tỷ đồng) (0.05) 1.92 6.65 22.44 3,940 246 237

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh dịch vụ SCB từ 2012 – 2015)

Từ bảng 2.7 tổng hợp về thu dịch ròng dịch vụ thẻ và NHĐT ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Thu dịch ròng dịch vụ thẻ và NHĐT SCB giai đoạn 2012 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Từ biểu đồ trên chúng ta có thể thấy được rằng tổng thu ròng từ dịch vụ thẻ và NHĐT của SCB tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2012, tổng thu không đủ bù đắp cho chi phí do trong giai đoạn này mới triển khai dịch vụ NHĐT nên SCB miễn giảm phí dịch vụ. Hơn nữa trong năm 2012, SCB chưa đẩy mạnh triển khai các sản phẩm thẻ quốc tế cũng như lắp đặt máy POS tại các điểm dịch vụ nên tổng thu dịch vụ NHĐT còn rất hạn chế. Đến năm 2012 thu ròng từ dịch vụ NHĐT cũng còn rất thấp, chỉ đạt 1.92 tỷ đồng, nhưng đến 2013 con số này tăng lên 6.65 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2013. Năm 2014, thu ròng từ dịch vụ NHĐT tăng vượt bậc, đạt đến 22.43 tỷ, trong đó thu từ dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế và POS chiếm tỷ trọng đáng kể.

Từ những phân tích trên, có thể thấy được rằng, trong những năm đầu triển khai dịch vụ NHĐT, ngân hàng có thể bị lỗ do thu không đủ bù đắp cho chi phí ban đầu cao nhưng càng về sau nguồn thu từ dịch vụ NHĐT là rất lớn.

Để có cái nhìn khái quát từ những lợi ích mà dịch vụ NHĐT mang lại, bên cạnh phân tích số liệu tổng thu ròng mà dịch vụ này mang lại, chúng ta còn xem xét những lợi ích trong tương lai mà sản phẩm dịch vụ này mang lại khong việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác của SCB. Dịch vụ NHĐT có thể cung cấp dịch vụ chéọ Theo đó, các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán… Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng đã thu hút và giữ chân khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng.

Có thể thấy rằng, trong năm 2014, 2015, SCB đã triển khai rất nhiều sản phẩm dịch vụ mớị Với phương châm “Khách hàng là trọng tâm phát triển”, SCB luôn chú trọng vào việc nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tài chính hiện đại với chất lượng dịch vụ cao nhất. Trong năm 2014, ngoài những sản phẩm liên quan đến huy động và tín dụng, SCB đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm/dịch vụ tiên tiến với nhiều tiện ích, phù hợp với từng đối tượng Khách hàng. Cụ thể, dịch vụ thanh toán trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sử dụng hình thức bảo mật 02 lớp, SCB đã phối hợp với Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Trực Tuyến – OnePAY triển

khai thành công dịch vụ thanh toán trực tuyến từ tháng 01/2014, thông qua dịch vụ này khách hàng có thể yên tâm thực hiện thanh toán trực tuyến bằng thẻ ghi nợ nội địa của SCB tại hơn 100 website như: Jetstar Pacific Airlines (vé máy bay), CGV (vé xem phim), MWAY (bán hàng online), … hoàn toàn miễn phí. Dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 trên Internet Banking. Đây là một trong những dịch vụ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong hoạt động chuyển tiền, khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền mọi lúc mọi nơi, không bị giới hạn về mặt thời gian. Với tốc độ xử lý nhanh chóng, người thụ hưởng sẽ nhận được tiền ngay lập tức. Mọi giao dịch của Khách hàng đều được tự động cập nhật vào hệ thống SCB và hệ thống của hơn 20 Ngân hàng liên minh.

Tiếp nối những thành công đó, trong năm 2015 SCB đã triển khai thành công dịch vụ Mobile Banking - dịch vụ ngân hàng hiện đại cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch với ngân hàng vào bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu mà không cần phải đến các địa điểm của SCB, từ đó giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng đồng thời tiết kiệm nguồn lực và chi phí cho ngân hàng.

Việc chuyển sang các giao dịch trực tuyến sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho hệ thống ngân hàng, tạo ra các cơ hội cho các ngân hàng cung cấp dịch vụ khách hàng một cách thuận tiện hơn, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến quy mô mạng lưới của hệ thống. Thay vì phải mở thêm nhiều phòng giao dịch tại nhiều địa điểm, với sự phát triển của hệ thống giao dịch trực tuyến, quy mô mạng lưới của một ngân hàng có thể thu hẹp lại, tiết giảm được chi phí hoạt động nhưng khả năng phục vụ khách hàng vẫn mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa, cả về mặt quy mô cũng như về địa lý.

Bên cạnh đó, theo thống kê của tổ chức Visa cho biết có khoảng 70% người dùng internet Việt Nam thông qua điện thoại di động để thanh toán các loại chi phí dịch vụ. Thanh toán qua điện thoại di động đang rất phổ biến ở các nước phát triển như khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu hay châu Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng hơn 90% mỗi năm. Dự báo của một số tổ chức thanh toán quốc tế, giá trị thanh toán qua điện thoại di động trên thế giới đến năm 2017 có thể vượt 1,000 tỉ USD và gần bằng thanh toán qua

thẻ. Theo tính toán của các ngân hàng, chi phí cho một giao dịch điện tử thấp hơn rất nhiều so với chi phí giao dịch tại quầỵ Con số chênh lệch giữa thanh toán trực tuyến và tiền mặt lên tới 50% giá trị dịch vụ. Do đó, các ngân hàng đều có xu hướng phát triển kênh giao dịch trực tuyến để tiết kiệm nguồn lực và chi phí.

Năm 2016 sẽ hứa hẹn là năm đầy khởi sắc của SCB khi tiếp tục tập trung nguồn lực phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử nhằm mang lại nhiều hơn nữa lợi ích, trải nghiệm giao dịch ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Quan trọng hơn, trong xu hướng bùng nổ ứng dụng công nghệ trên nền tảng di động hiện nay, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về sản phẩm mà còn kỳ vọng nhiều hơn vào sự trải nghiệm, sự mới mẻ và khác biệt.

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy phát triển các dịch vụ NHĐT là một hướng đi đúng đắn của SCB. Sự kết hợp hài hoà trong quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển dịch vụ NHĐT, cho phép SCB tiếp cận nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại giúp đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)