Các dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai tại SCB······························

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 59)

2.2.1.1. SCB Mobile Banking

SCB Mobile Banking là ứng dụng Dịch vụ Ngân hàng hiện đại, cho phép Khách hàng sử dụng điện thoại di động/máy tính bảng có kết nối Internet (GPRS/ Wifi/3G) để thực hiện các giao dịch với ngân hàng dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và mọi lúc mọi nơị Ngoài ra, Khách hàng sử dụng SCB Mobile Banking tận hưởng những tiện ích gia tăng như tra cứu tỷ giá, lãi suất, giá vàng, chứng khoán hay đặt vé máy bay nhanh chóng và dễ dàng. Dịch vụ cung cấp nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mọi lúc mọi nơi 24/7, giao dịch an toàn, bảo mật tuyệt đối thông qua yếu tố xác thực thứ 2 (OTP: one time password, mật khẩu xác thực từng lần), hạn mức giao dịch cao, phí giao dịch cạnh tranh so với tại quầỵ Dịch vụ đồng thời hai kết nối SMS và GPRS giúp việc giao dịch được thực hiện liên tục, ổn định.

2.2.1.2. Internet Banking

Dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet Banking là dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Với dịch vụ này, dù khách hàng có đang ở đâu và bất cứ khi nào, chỉ cần một máy tính hoặc thiết bị có kết nối Internet, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng và an toàn thông qua kênh giao dịch hiện đại này của SCB.

Thông qua dịch vụ Internet Banking khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như: tra cứu thông tin cũng như lịch sử giao dịch các tài khoản tiền gửi; mở/ tất toán tài khoản có kỳ hạn/tiết kiệm online; chuyển khoản, chuyển tiền trong/ngoài hệ thống SCB với hạn mức lên đến 03 tỷ đồng/ngày; nạp tiền điện thoại di động; thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, điện thoại…

2.2.1.3. SMS Banking

Đây là dịch vụ giúp khách hàng có thể nhận tin nhắn khi có thay đổi thông tin số dư tài khoản, tra cứu thông tin về tài khoản, nạp tiền điện thoại di động hoặc nhận tin nhắn khuyến mãi, thông báo liên quan đến các dịch vụ của SCB ….

Tóm lại, dịch vụ NHĐT của SCB không chỉ dừng lại ở chức năng tra cứu thông tin mà còn cung cấp các tiện ích như chuyển khoản, mở và tất toán tài khoản có kỳ hạn, chuyển tiền sang tài khoản tích lũy,… (SCB cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai chức năng mở và tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn). SCB đã nhận chứng chỉ xác thực của Verisign trong việc mã hóa đường chuyền, đồng thời cũng phát triển đa dạng phương thức nhận xác thực qua SMS và Entrust Token. Các giao dịch tài chính của khách hàng được kiểm tra và xác thực qua 2 vòng bằng mật khẩu và chuỗi bảo mật sinh ra ngẫu nhiên từ hệ thống nhằm đảm bảo giao dịch được xử lý chính xác, an toàn và bảo mật.

2.2.1.4. Dịch vụ thẻ- Thẻ ghi nợ nội địa: - Thẻ ghi nợ nội địa:

Đây là thẻ ghi nợ nội địa kết nối trực tiếp với các tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại SCB. Đây là phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, tránh được các rủi ro khi mang theo tiền mặt. Thẻ được dùng để thực hiện các giao dịch như rút tiền mặt, chuyển khoản, tra cứu số dư… trên hệ thống máy ATM của SCB và Ngân hàng liên minh trong hệ thống Smartlink, Banknetvn, VNBC hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại máy POS của SCB và Ngân hàng liên minh. .

Hiện tại, SCB cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thẻ ghi nợ: Tài – Lộc – Phú – Quý, Rose Card với màu sắc phong thủy và hạn mức giao dịch vượt trội, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SCB còn phát hành thẻ Đồng thương hiệụ Đây là loại thẻ Kết hợp thương hiệu của đối tác liên kết (Công ty/Trường học/Siêu thị/Trung tâm thương mạị..) với SCB nhằm nâng tầm đẳng cấp, đồng thời mang lại cho chủ thẻ đầy đủ các tiện ích của thẻ thanh toán và cơ hội sử dụng các ưu đãi hấp dẫn từ đối tác liên kết.

- Thẻ Tín Dụng và thanh toán Quốc Tế:

Đi đầu trong việc triển khai các công nghệ bảo mật thẻ hiện đại, SCB tự hào mang đến các sản phẩm thẻ Tín dụng quốc tế và Thanh toán quốc tế chất lượng với độ an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thẻ được trang bị công nghệ băng từ kết hợp chip thanh toán đạt chuẩn EMV thông minh, có chức năng như bộ lưu trữ và mã hóa các dữ liệu quan trọng với độ bảo mật caọ Theo đó, hạn chế tối đa rủi ro thông tin thẻ bị sao chép.

Không chỉ an toàn trước mọi rủi ro giả mạo thẻ, các giao dịch trực tuyến bằng Thẻ Quốc tế SCB còn được bảo vệ tuyệt đối với 02 tầng bảo mật. Bên cạnh mã số CVV/CVC, Dịch vụ xác thực thanh toán trực tuyến – 3D secure là giải pháp bảo mật tăng thêm, cho phép SCB xác thực chủ thẻ tại thời điểm giao dịch, thông qua một mã xác thực riêng được gửi đến số điện thoại đã đăng ký. Chức năng này có hiệu lực khi thanh toán tại những website có hỗ trợ 3D secure hoặc có logo Mastercard SecureCode và Verified by Visạ

2.2.2. Tình hình thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử của SCB

Bảng 2.4: Kết quả thu phí dịch vụ NHĐT của SCB so với tổng thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2012-2015 (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 1 Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ 28.41 35.24 81.61 585.23 2 Tổng thu từ dịch vụ thẻ và NHĐT 0.13 5.58 16.46 33.9 Tỷ lệ tổng thu từ DV thẻ và NHĐT/ Thu DV (%) 0.46 15.83 20.17 5.69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo sao kê thu nhập dịch vụ SCB 2012 - 2015) Phân tích số liệu bảng 2.4 cho thấy, tổng thu từ dịch vụ thẻ và NHĐT của SCB tăng vượt bậc qua các năm, góp phần đáng kể trong tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ của SCB. Nếu như năm 2012, tổng doanh thu từ dịch vụ thẻ và NHĐT chỉ đạt 0.13 tỷ đồng, chiếm 0.46% trên tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thì đến năm 2014 con số này tăng lên 16.46 tỷ đồng, chiếm 20.17% trên tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và đến cuối năm 2015 tổng doanh thu từ dịch vụ thẻ và NHĐT đã đạt đến 33.9 tỷ đồng.

Để đi vào tìm hiểu cụ thể tình hình thu nhập từ DV NHĐT của SCB, luận văn đi vào phân tích sự phát triển dịch vụ NHĐT tại SCB giai đoạn 2012 – 2015 thông qua các chỉ

tiêu về quy mô dịch vụ (doanh số, thu ròng, số lượng khách hàng sử dụng), số lượng và tốc độ phát triển của từng sản phẩm dịch vụ NHĐT mà SCB đang cung cấp như sau:

2.2.2.1. Dịch vụ thẻ

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, SCB đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ.

Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh thẻ SCB giai đoạn 2012 - 2015

Chỉ tiêu Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 118,489 128,348 167,971 225,977 8 31 35 Số lượng thẻ tín dụng 1,450 8,970 11,849 29,181 519 32 146 Thu từ dịch vụ thẻ (tỷ

đồng) 0.13 5 15 29 3,629 225 88

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ năm 2012 – 2015)

- Hoạt động kinh doanh thẻ của SCB giai đoạn 2012 – 2015 đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Số lượng loại thẻ chấp nhận trên ATM và POS được gia tăng. Bên cạnh đó các dịch vụ giá trị gia tăng cho chủ thẻ cũng được phát triển đa dạng như hình thức nạp tiền điện thoại (Vntopup), thanh toán tiền điện nước và cước viễn thông, thanh toán vé máy bay của các hãng Vietnamairline, Vietjetair, Jetstar. Đến năm 2015, số lượng thẻ ghi nợ nội địa tăng gấp gần 14 lần so với năm 2012, phát hành 29,184 thẻ tín dụng tăng gấp nhiều lần so với năm 2012.

- Thẻ ghi nợ nội địa

Hiện SCB đang phát hành 3 nhãn hiệu thẻ ATM nội địa bao gồm Tài – Lộc – Phú – Quý, Rose Card và thẻ đồng thương hiệụ Mỗi sản phẩm thẻ khác nhau về hạn mức rút tiền và chuyển khoản, đa dạng về mẫu mã và màu sắc được khách hàng đánh giá cao bởi thiết kế và ý nghĩa của từng loại thẻ.

0

Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa giai đoạn 2012 -2015

(Đơn vị: Thẻ)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ năm 2012 – 2015)

Tốc độ tăng trưởng trung bình của số lượng thẻ phát hành giai đoạn 2012 – 2015 đạt 25% và có sự tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt tăng nhanh giai đoạn 2013 đến 2014, nếu như năm 2013 tốc độ tăng là 8%, thì đến năm 2014 tốc độ tăng đạt 31%. Đây là nỗ lực rất lớn của SCB để tăng thị phần trên thị trường thẻ đầy cạnh tranh. Đến cuối năm 2015, SCB cũng đã phát hành 225,977 thẻ ghi nợ nội địa tăng 35% so với năm 2014.

- Thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế

Sau sự ra đời của thẻ Mastercard năm 2012, SCB đã triển khai thành công dự án thẻ tín dụng quốc tế Visa và chính thức ra mắt khách hàng từ tháng 01/2016. Mặc dù mới được triển khai từ cuối năm 2012, tuy nhiên, đến nay thẻ tín dụng quốc tế (MasterCard và VisaCard) của SCB đã được đông đảo Khách hàng đón nhận và tin dùng. Số lượng thẻ tín dụng tăng vượt bậc qua các năm. Nếu như trong năm đầu triển khai chỉ với 1,450 thẻ thì đến năm 2015, SCB đã phát hành 17,335 thẻ tín dụng quốc tế, nâng tổng số lượng thẻ quốc tế lên 29,181 thẻ tăng 146% so với năm 2014.

2

Biểu đồ 2.3: Số lượng thẻ tín dụng SCB giai đoạn 2012 – 2015

(Đơn vị: Thẻ)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ năm 2012 – 2015)

Theo biểu đồ 2.4, doanh thu từ dịch vụ thẻ cũng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2012, doanh thu từ dịch vụ thẻ chỉ đạt 0.28 tỷ đồng thì đến năm 2015 doanh thu từ thẻ đã đạt được 28.87 tỷ đồng. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên SCB, trong năm 2015 thu nhập từ hoạt động thẻ đạt mức tăng trưởng ấn tượng 88% so với năm 2014, tăng 227% so với năm 2012.

Biểu đồ 2.4: Kết quả doanh thu dịch vụ thẻ giai đoạn 2012 – 2015

(Đơn vị: Tỷ đồng)

2.2.2.2. Dịch vụ Mobile Banking

Dịch vụ Mobile Banking: Đây là dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép Khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch với Ngân hàng vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến các địa điểm SCB. Dịch vụ này chính thức được triển khai đến Khách hàng vào đầu năm 2015.

Do là dịch vụ mới triển khai nên SCB thực hiện chương trình khuyến mãi miễn phí đăng ký dịch vụ, phí thường niên năm đầu tiên và áp dụng mức phí thấp, do đó phí thu được từ dịch vụ này năm 2015 chỉ đạt 0.2 tỷ đồng. Tuy nhiên đây là dịch vụ nhiều tiện ích, dễ sử dụng và đang được SCB đẩy mạnh phát triển nên đây sẽ là dịch vụ có lợi thế cạnh tranh của SCB trong việc phát triển dịch vụ NHĐT.

2.2.2.3. Dịch vụ SMS Banking

Dịch vụ SMS banking cung cấp các thông tin kịp thời để chủ thẻ của SCB có thể dễ dàng quản lý việc sử dụng thẻ cũng như được hỗ trợ thông tin về các sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình chăm sóc Khách hàng của SCB một cách kịp thời, hiệu quả. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn thông báo phát sinh tăng, giảm tài khoản, ngoài ra có thể soạn cú pháp nhắn tin để truy vấn số dư tài khoản tại bất cứ thời điểm nàọ

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng và doanh số thu phí SMS 2012 - 2015

Chỉ tiêu

Kết quả theo các năm Tốc độ tăng trưởng (%) 2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14 Số lượng khách hàng 42,417 56,630 84,469 122,758 34 49 45 Doanh số thu phí (tỷ đồng) 0.00 0.31 0.65 0.95 110 46

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh dịch vụ SCB từ 2012 – 2015)

Số lượng hợp đồng và doanh số thu phí SMS giai đoạn 2012 – 2015 liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ đạt 42,417 khách hàng, tuy nhiên trong thời gian đầu mới triển khai nên SCB thực hiện chương trình khuyến mãi miễn phí đăng ký dịch vụ, phí thường niên năm đầu tiên. Năm 2013 doanh thu đạt 0.31 tỷ, năm 2014 đạt 0.65 tỷ đồng tăng trưởng 110% so với năm 2013. Đến năm 2015, số

lượng khách hàng sử dụng dịch vụ lên đến 122,758 khách hàng với doanh số phí là 0.95 tỷ đồng tăng trưởng 46% so với năm 2014.

2.2.2.4. Dịch vụ Internetbanking

Dịch vụ Internet banking của SCB luôn được chú trọng đổi mới cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp tới KH. Liên tục qua các năm, SCB đã nâng cấp, bổ sung thêm một số tính năng mới nhằm đa dạng hóa các kênh thanh toán để phục vụ cho khách hàng ngày một tốt hơn.

Theo biểu đồ 2.5, trong năm 2012, số lượng KH sử dụng dịch vụ SCB banking đạt 12,864 KH, trong đó có 1,200 KHDN và 11,664 KH cá nhân. Năm 2015, tổng số KH sử dụng dịch vụ đạt 61,966 KH tăng trưởng gấp hơn 5 lần so với năm 2012.

Từ khi triển khai dịch vụ này, SCB vẫn hướng đến mục tiêu miễn phí sử dụng dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, lợi ích mang lại của dịch vụ này là rất lớn cho SCB. Cụ thể, qua sản phẩm dịch vụ này, SCB đã triển khai bán chéo được các sản phẩm đến với khách hàng như chuyển tiền online, thanh toán hóa đơn, thanh toán thẻ tín dụng và mở tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn.

Biểu đồ 2.5: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking giai đoạn 2012– 2015

(Đơn vị tính: Hợp đồng)

Dịch vụ đã góp phần tăng trưởng nền khách hàng cho dịch vụ NHĐT của SCB, đem lại một kênh thông tin kịp thời và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây là dịch vụ nhiều tiện ích, dễ sử dụng và đang được SCB đẩy mạnh phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB trong việc phát triển dịch vụ NHĐT.

2.2.2.4. Hệ thống ATM/POS

Hệ thống ATM/POS của SCB đã kết nối với liên minh Banknet, SmartLink và VNBC, 3 liên minh thẻ ngân hàng lớn nhất của các NHTM Việt Nam, thẻ của một ngân hàng có thể sử dụng trên thiết bị ATM khác nhau của các ngân hàng trong liên minh. Theo đó hệ thống ATM của SCB có thể chấp nhận thẻ Visa, thẻ ghi nợ nội địa từ hầu hết các NHTM Việt Nam. Đồng thời cung cấp các dịch vụ gia tăng trên các thẻ ATM ngoài hoạt động rút tiền và chuyển khoản cùng hệ thống.

Nếu như năm 2012, số máy ATM chỉ đạt 153 máy thì đến đến cuối năm 2015, số máy ATM trên toàn hệ thống của SCB là 186 máy, được phân bổ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Sau nhiều năm triển khai và hoàn thiện chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ (POS), SCB đã tạo được niềm tin và ngày càng có nhiều Khách hàng tham gia làm Đơn vị chấp nhận thẻ. Năm 2015, SCB đã triển khai lắp đặt 402 máy POS nâng tổng số máy đã triển khai lên 978 máỵ

Biểu đồ 2.6: Hệ thống ATM/POS SCB giai đoạn 2012 - 2015

(Đơn vị tính: máy)

2.2.3. Sự cần thiết của SCB trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHĐT là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, có thể thấy dịch vụ NHĐT còn khá mới mẻ, nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chắc chắn đây sẽ là mảng dịch vụ chủ đạo của các ngân hàng thương mại trong tương laị Những năm qua lĩnh vực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)