Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 27)

Các bước thực hiện nghiên cứu được sơ đồ hoá như sau:

Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu

2.5.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về đồng quản lý, kể cả các tài liệu nghiên cứu đã có trên thế giới. Các tài liệu kế thừa đảm bảo được tính cập nhật, và đảm bảo độ chính xác phù hợp với yêu cầu của đề tài nghiên cứu.

- Kế thừa các tài liệu có sẵn ở các cơ quan và ban, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương gồm những tài liệu liên quan đến các yếu tố tự

Thu thập các tài liệu có liên

quan Khảo sát tổng thể khu vực

nghiên cứu

Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của đồng quản lý tài nguyên rừng tại khu BTTN

Đề xuất nguyên tắc đồng quản lý

Đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng tại khu BTTN

Đề xuất giải pháp đồng quản lý

nhiên, kinh tế - xã hội, kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng, những kết quả nghiên cứu về đồng quản lý ở các địa phương, những tài liệu về tổng kết chính sách lâm nghiệp trong nước, các văn bản qui phạm pháp luật về vấn đề liên quan.

2.5.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu là đại diện điển hình của khu vực, bao gồm các thôn phân bố gần rừng, các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đối đồng nhất.

- Theo Donovan (1997) tiêu chuẩn chọn địa điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình.

Tiêu chí chọn xã và thôn nghiên cứu

- Có địa bàn hành chính nằm trong khu bảo tồn và vùng đệm, có diện tích và các trạng thái rừng đặc trưng cho vùng nghiên cứu.

- Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân có đời sống gắn bó với với tài nguyên rừng, thường xuyên gây áp lực lớn tới tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

- Người dân trong xã có các hoạt động phù thuộc vào tài nguyên rừng như khai thác gỗ, củi, mây, lá nón…

- Có các dân tộc ít người đại diện cho các xã vùng đệm của khu bảo tồn. - Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trong khu vực khu bảo tồn và vùng đệm.

Trên cơ sở các tiêu chí như đã nêu trên đề tài chọn xã Hướng Lập và 03 thôn Cuôi, Tri, Cựp trong xã làm địa điểm nghiên cứu.

2.5.2.3. Phương pháp đánh giá

* Phương pháp đánh giá tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng

Các phương pháp sau được sử dụng để đánh giá tiềm năng đồng quản lý tại cộng đồng:

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal): Được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal): Được áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và phương pháp RRA. Đồng thời, xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc BVR và tiềm năng BVR của cộng đồng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên rừng, mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác quản lý-BVR.

* Các công cụ sử dụng trong đánh giá

- Bảng câu hỏi phỏng vấn bán định hướng dùng cho các cơ quan cấp huyện, cấp xã và trưởng thôn và hộ gia đình.

- Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình.

- Ma trận đánh giá khả năng tham gia của các bên liên quan trong quản lý khu bảo tồn.

- Ma trận đánh giá mâu thuẫn trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng.

* Chọn nhóm người dân (cộng tác viên) tham gia thảo luận - Về số lượng mỗi thôn có 10-15 người tham gia thảo luận. - Về tuổi tác bao gồm người cao tuổi, trung niên, thanh niên.

- Về kinh nghiệm, trình độ bao gồm những người hiểu biết rõ về thôn, là người sống lâu đời trong thôn, có kiến thức bản địa.

- Về giới tính, nghề nghiệp bao gồm:

+ Nhóm nam có 6 người hay đi rừng lấy củi, măng, mật ong, gỗ làm nhà, săn bắt động vật rừng,…

+ Nhóm nữ có 6 người là những người có kinh nghiệm đi lấy củi, lấy rau và các lâm sản khác.

+ Mỗi nhóm có 3 người của các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,…

* Chọn hộ gia đình phỏng vấn

- Căn cứ vào tiêu chí phân loại của xã, thảo luận với trưởng thôn về tiêu chí và cách phân loại hộ gia đình trong thôn để chọn ra những hộ gia đình phỏng vấn mang tính đại diện.

- Lập danh sách với sự thống nhất của trưởng thôn và chọn ngẫu nhiên 6 hộ đại diện cho 3 nhóm để phỏng vấn: 2 hộ thuộc nhóm giàu và khá, 2 hộ thuộc nhóm trung bình, 2 hộ thuộc nhóm nghèo đói.

2.5.2.4. Phương pháp chuyên gia

Nhằm tham khảo thêm những nhận xét và ý kiến góp ý của các cán bộ xã, cán bộ của các cơ quan liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất các nguyên tắc, giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng có hiệu quả hơn

2.5.3. Phân tích số liệu, tổng hợp và viết báo cáo

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp qua thu thập được tiến hành xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 5.0.

- Phân tích sự tương quan giữa các nguồn thu thập liên quan đến tài nguyên rừng đối với tổng thu nhập của hộ gia đình trong cộng đồng dân cư thôn. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, được phân tích theo phương pháp định tính.

- Phân tích ảnh hưởng của các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng đến tổng thu nhập của các hộ gia đình trong vùng chọn nghiên cứu.

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá tiềm năng phát triển đồng quản lý tài nguyên rừng.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm ở phía bắc huyện Hướng Hóa, đây là vùng địa hình cao nhất của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội là đỉnh Sa Mù (1.550 m) và đỉnh Voi Mẹp (1.771 m-Voi nằm). Đường Hồ Chí Minh nhánh tây bắt đầu từ thị trấn Khe Sanh và chạy xuyên qua khu bảo tồn sau đó sang tỉnh Quảng Bình. Trung tâm khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa cách trung tâm huyện Hướng Hóa (Khe Sanh) khoảng 50 km về phía bắc và Thành phố Đông Hà khoảng 100 km theo quốc lộ 9 đến Thị trấn Khe Sanh và đường Hồ Chí Minh nhánh tây.

Khu BTTN Bắc Hướng Hóa giới hạn trong khoảng toạ độ địa lý: + Từ 16043'22’’ đến 16059'55’’ vĩ độ Bắc

+ Từ 106033'00’’ đến 106047'03’’ kinh độ Đông

Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có ranh giới phía tây giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào khoảng 6 km ; phía bắc giáp với tỉnh Quảng Bình khoảng 20 km ;phía nam giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh; phía đông giáp với 3 huyện Vĩnh Linh (1,5 km), Gio Linh và Đakrông.

3.1.2. Địa hình

Địa hình khu BTTN Bắc Hướng Hóa là vùng núi thấp ở phía nam của giải Trường Sơn Bắc với dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao điển hình như: Động Sa Mù (1.550m) gần đỉnh đèo Sa Mù và Động Voi Mẹp/Voi nằm (1.771m) ở phía đông nam khu bảo tồn. Trong khu vực ngoài đồi, núi đất chiếm

đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam. Địa hình phức tạp là một đặc điểm tự nhiên tạo cho tài nguyên rừng và đa dạng sinh học giảm được các tác động của con người.

3.1.3. Khí hậu thuỷ văn 3.1.3.1. Khí hậu 3.1.3.1. Khí hậu

Khu bảo tồn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5(Biểu đồ khí hậu Việt Nam).

Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 và 10. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn.

Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 24oC-25oC tương đương với tổng nhiệt năm khoảng 8300-8500oC. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ở vùng đồng bằng xuống dưới 22oC, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.

Chế độ mưa ẩm

Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yêú trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa

toàn năm. Mưa ít bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.

Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91%. Mặc dù vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ khô nóng kéo dài.

Trong bảng là số liệu khí hậu cơ bản thu được từ 3 trạm khí tượng trong vùng, trong đó trạm Khe Sanh và Tuyên Hóa là những trạm nằm ở vùng giáp gianh và có điều kiện tự nhiên gần với khu bảo tồn.

Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt

Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấp xuống dưới 30%.

Sạt lở đất: Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất, đôi khi lũ quét cục bộ trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít thuận lợi ở nước ta.

3.1.3.2. Thủy văn

Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ ra biển theo hướng đông hoặc đông bắc. Trong vùng có các hệ thống sông chính sau:

- Phía đông bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa Tùng.

- Phía tây bắc và nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảy qua Lào vào sông Mê Kông.

- Phía đông nam, bao gồm bắc Động Sa Mùi và đông Động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.

- Phía nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Nơi đây có công trị thủy điện Rào Quán đang xây dựng.

3.1.4. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

3.1.4.1. Địa chất

Khu vực nghiên cứu nằm trên hệ địa máng-uốn nếp Caledon Việt Lào ở Bắc Trung Bộ, giới hạn bởi đứt gãy sâu Sông Mã ở phía bắc và đứt gãy sâu Tam Kỳ- Hiệp Đức ở phía nam. Các phức hệ địa máng phát triển từ kỷ Cambri (có thể từ Sini) cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon. Trên chúng đã hình thành các lớp phủ nền trẻ Epicaledon Paleozoi giữa-muộn, cũng như các võng chồng hoạt hoá-tạo núi trong Mesozoi-Kainozoi. Hầu hết các núi trung bình được cấu tạo bởi đá Granit phân bố khá phổ biến trong vùng. Các núi thấp được cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên tuổi Ocdovic-Silur gồm có cát kết Mica, cát kết phân phiến, bột kết và sét kết phân phiến bị biến chất yếu ở dạng Xirixit. Ngoài đá Granit nêu trên là các đá biến chất yếu tuổi Cambri-Ordovic hạ bao gồm phiến thạch kết tinh, phiến thạch Xirixit, Pyrit, cát kết bị quarzit hoá (Theo bản đồ địa chất Việt Nam.

3.1.4.2. Thổ nhưỡng

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu có các loại đất sau:

- Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn.

- Đất Feralit vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô.

- Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô.

- Đất Feralit vàng nhạt núi thấp phát triển trên đá hỗn hợp.

- Đất Feralit vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua. - Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua. - Đất phù sa sông suối.

3.1.5. Thảm thực vật rừng

3.1.5.1. Thảm và khu hệ thực vật

- Thảm thực vật rừng

Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi các kiểu rừng kín thường xanh. Ở độ cao dưới 600 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và từ 600m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Nhưng trải qua quá trình tác động lâu dài của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản và ảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học đã làm thay đổi nhiều diện mạo của rừng thường xanh ở khu vực Bắc Hướng Hóa. Diện tích các loại rừng và đất rừng được trình bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1: Diện tích các loại rừng và đất trống của khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Kiểu sử dụng đất Tổng Tỉ lệ rừng TN

(%) Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích 25.200 100

Rừng tự nhiên 22.138 88

Rừng thường xanh giàu 1.955 7,8

Rừng thường xanh trung bình 15.766 62,6

Rừng thường xanh nghèo 984 3,9

Rừng phục hồi (rừng non) 1.776 7,0

Rừng trên núi đá 1.657 6,6

Đất trống đồi núi trọc L.nghiệp 3.062 12

Đất trống cây gỗ rải rác 1.686 6,7

Đất trống cây bụi 95 0,4

Đất trống cỏ 231 0,9

Biểu đồ 3.1 : Diện tích các loại rừng và đất trống của khu BTTN Bắc Hướng Hóa

+ Thảm thực vật nguyên sinh

Phạm vi khảo sát nằm ở phía bắc và tây bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, nơi đây có nhánh Tây đường Hồ Chí Minh đi qua, khu vực khảo sát là rừng nguyên sinh rất ít bị tác động kể từ năm 1975 trở lại đây. Thảm thực vật tại đây phản ánh sâu sắc yếu tố địa hình, địa chất và hoạt động của con người. Phần mô tả thảm chỉ khái quát những đặc trưng hình thái, ghi nhận những cấu trúc ban đầu trong tổ thành của hệ thực vật.

Diện tích rừng và đất rừng 1.955; 8% 15.766; 62% 984; 4% 1.776; 7% 1.657; 7% 1.686; 7% 95; 0% 231; 1% 1.050; 4%

Rừng thường xanh giàu Rừng thường xanh trung bình Rừng thường xanh nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)