1.3 .Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
3.1.3.1. Khí hậu
Khu bảo tồn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5(Biểu đồ khí hậu Việt Nam).
Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 và 10. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 24oC-25oC tương đương với tổng nhiệt năm khoảng 8300-8500oC. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ở vùng đồng bằng xuống dưới 22oC, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.
Chế độ mưa ẩm
Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yêú trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa
toàn năm. Mưa ít bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.
Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91%. Mặc dù vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ khô nóng kéo dài.
Trong bảng là số liệu khí hậu cơ bản thu được từ 3 trạm khí tượng trong vùng, trong đó trạm Khe Sanh và Tuyên Hóa là những trạm nằm ở vùng giáp gianh và có điều kiện tự nhiên gần với khu bảo tồn.
Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấp xuống dưới 30%.
Sạt lở đất: Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất, đôi khi lũ quét cục bộ trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít thuận lợi ở nước ta.
3.1.3.2. Thủy văn
Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ ra biển theo hướng đông hoặc đông bắc. Trong vùng có các hệ thống sông chính sau:
- Phía đông bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa Tùng.
- Phía tây bắc và nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảy qua Lào vào sông Mê Kông.
- Phía đông nam, bao gồm bắc Động Sa Mùi và đông Động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
- Phía nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Nơi đây có công trị thủy điện Rào Quán đang xây dựng.