Khái quát về khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 55 - 61)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa

4.2.1. Khái quát về khu BTTN Bắc Hướng Hóa

- Ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá

Khu bảo tồn có ranh giới liên quan đến 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Phùng, Hướng Linh của huyện Hướng Hoá.

+ Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình.

+ Phía đông giáp huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.

+ Phía tây cơ bản theo ranh giới quốc gia với nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào.

Tổng diện tích khu bảo tồn: 25.200 ha, bao gồm diện tích toàn phần hoặc một phần của 33 tiểu khu rừng.

Bảng 4.1: Diện tích các loại đất, loại rừng khu BTTN Bắc Hướng Hoá

( Đơn vị: ha ) Loại rừng/đất PHST1 PHST2 BVNN1 BVNN2 BVNN3 Tổng I/ Tổng diện tích 3.962,7 4.470,0 3.553,0 6.230,5 6.983,8 25.200 1/Rừng tự nhiên 3.809,9 3.733,3 3.221,8 5.668,3 5.704,7 22.138 - Rừng giàu 1.112,5 582,4 260,0 0 0 1.955 - Rừng trung bình 2.531,9 1.844,3 2.593,0 3.584,1 5.212,4 15.766 - Rừng nghèo 0 480,0 241,2 262,7 0 984 - Rừng phục hồi (rừng non) 165,5 763,6 127,6 343,7 376,0 1.776 - Rừng trên núi đá 0 63,0 0 1.477,8 116,3 1.657 2/ Đất trống 152,8 736,7 331,2 562,2 1.279,1 3.062

- Đất trống cây gỗ rải rác (Ic) 123,0 730,5 331,2 89,0 412,1 1.686

- Đất trống cây bụi (Ib) 0 6,2 0 88,9 0 95

- Đất trống cỏ (Ia) 29,8 0 0 121,6 79,5 231

- Đất khác 0 0 0 267,7 787,5 1.050

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East West North

Biểu đồ 4.1: Diện tích các loại rừng và đất trống của khu bảo tồn

- Phân khu chức năng khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá chia thành hai phân khu chính: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Hai phân khu này được gọi là vùng lõi, ngoài ra còn có phân hành chính dịch vụ và vùng đệm. Vùng đệm là diện tích còn lại của các xã sau khi đã được quy hoạch vào vùng lõi của khu bảo tồn.

Diên tích các loại rừng của KBT

1.955; 8,8%

15.766; 71,2% 984; 4,4%

1.776; 8,0% 1.657; 7,5%

- Rừng giàu - Rừng trung bình - Rừng nghèo - Rừng phục hồi (rừng non) - Rừng trên núi đá

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Diện tích: 16.767,3 ha

Diện tích có rừng che phủ là 14.594,8 ha, chiếm 87%, không kể các trạng thái rừng khác như trảng cỏ cây gỗ rải rác. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được chia thành ba phân khu: bảo vệ nghiêm ngặt I, II và III

+Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I

Diện tích 3.553 ha, bao gồm diện tích của 4 tiểu khu rừng (619, 620, 621 và 630). Đây là thượng nguồn của Sông Bến Hải, rừng giàu và rừng trung bình chiếm phần lớn diện tích phân khu, ngoài ra là rừng phục hồi (rừng non). Với kiểu thảm thực vật ưu thế là rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, rừng nguyên sinh ít bị tác động. Các loài thực vật ưu thế có Dẻ, Sồi, Huỷnh, Gội, Kiền kiền, Bởi bung, Bứa vvv. Tại đây đã ghi nhận các loài động vật như : Bò tót, Sơn dương, Khỉ mặt đỏ, Vượn đen má trắng, Voọc vá chân nâu.

+Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II

Diện tích: 6.230,5 ha. Là diện tích của 10 tiểu khu rừng có thể là toàn bộ hoặc một phần (636A, 636B, 637,638, 641, 642, 643,652A,652B và 655). Là thượng nguồn của sông Cam Lộ, sông Rào Quán. Hiện trạng rừng có những nét đặc trưng sau : phía bắc rừng trên núi đá vôi thuộc tiểu khu rừng 637, còn lại là rừng lá rộng thường xanh trên núi đất, trải dài trên độ cao từ 700-1550 m (đỉnh Sa Mù). Công tác khảo sát về động vật hoang dã còn hạn chế. Tuy nhiên tại khu vực núi đá vôi thôn Trăng (xã Hướng Việt) đã ghi nhận một đàn Voọc Hà Tĩnh 12 cá thể. Đặc trưng kiểu thảm thực vật thường xanh mưa mùa nhiệt đới với sự xuất hiện các loài khỏa tử như Thông tre lá dài, Thông Nàng-Thông lông gà và các loài thực vật ưu thế thuộc họ Dẻ chiếm từ 50-60% cá thể trong quần xã.

+Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt III

Diện tích: 6.983,8 ha. Là diện tích của toàn bộ hoặc một phần của 9 tiểu khu rừng (635, 644, 645, 657, 658, 670,670S, (xã Hướng Sơn) và 666, 667 (xã Hướng Linh). Hiện trạng rừng của phân khu có những nét trưng sau: rừng lá rộng thường xanh khép tán che phủ hầu hết phân khu. Đây là phần cao nhất của khu bảo tồn, nổi bật là đỉnh Voi Mẹp (1771 m), khoảng 2/3 diện tích về phía nam phân khu có độ cao từ 1000-1700 m, phía bắc địa hình thấp dưới 700 m. Kiểu thảm rừng đặc trưng : Rừng lá rộng thường xanh ít bị tác động ưu thế các loài cây Dẻ, Sồi, Huỷnh, Giổi vvv. Các thông tin về đa dạng sinh học của phân khu này còn hạn chế. Trong tương lai cần phải đầu tư chuyên gia để khảo sát, đặc biệt tập trung vào khu hệ thực vật và các loài linh trưởng.

- Phân khu phục hồi sinh thái

Diện tích: 8.432,7 ha. Chia thành hai phân khu I và II. Đặc trưng của phân khu phục hồi sinh thái là: diện tích rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm phần lớn, ngoài ra có diện tích rừng phục hồi sau nương rẫy, diện tích nương rẫy, lúa nước và đất ở của hai thôn Cuôi và Cựp (30 hộ dân).

+Phân khu phục hồi sinh thái I

Diện tích: 3.962,7 ha. Vị trí ở phía tây bắc khu bảo tồn, tiếp giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào về phía tây, phía đông và bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình. Bao gồm diện tích của 5 tiểu khu rừng (611, 612, 613, 614 và 617). Diện tích rừng tự nhiên tới 3.809,9 ha chiếm tới 96%. Thảm rừng đặc trưng là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới dưới và trên 700 m. Các loài thực vật ưu thế trong các họ Xoan, Bồ Hòn, Trám, Côm, Na, Đậu, Dẻ. Ở độ cao trên 600 m các loài cây họ Dẻ chiếm ưu thế. Nghiên cứu thực địa khu vực này năm 2004-2005 đã ghi nhận nhiều loài động vật hoãng dã quý hiếm như: Bò tót, Sao la (dấu chân, phân và vết ăn), Sơn dương, Voọc vá chân nâu, Khỉ mặt đỏ, Gấu (dấu vết), Trĩ sao, Gà lôi lam mào trắng, Hồng hoàng, Niệc Nâu. Trong tương lai cần phải quy hoạch sử dụng đất chi tiết và

xây dựng kế hoạch quản lý cho phân khu này để đảm bảo không xảy ra xung đột giữa bảo tồn và phát triển kinh tế của cộng đồng thôn Cựp.

+ Phân khu phục hồi sinh thái II

Diện tích: 4.470 ha. Vị trí ở phía đông bắc khu bảo tồn, bao gồm diện tích của 6 tiểu khu rừng (618, 622, 623, 628, 629 và 1/3 diện tích của tiểu khu rừng 627). Rừng tự nhiên với 3.733,3 ha chiếm 83,5% diện tích phân khu. Hiện trạng sử dụng đất bao gồm : rừng giàu tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, rừng trung bình và rừng non chiếm phần lớn diện tích, còn lại với diện tích 658 ha rừng là đất trống cây gỗ rải rác, rừng sau nương rẫy và đất trống cây bụi, cỏ. Khảo sát thực địa năm 2004 đã ghi nhận nhiều loài chim và thú có giá trị bảo tồn như: Bò tót, Sơn dương, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn và nhiều loài chim trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Cũng tương tự như phân khu phục hồi sinh thái 1 cần phải có phương án quy hoạch chi tiết sử dụng đất và xây dựng kế hoạch quản lý cho phân khu này để đạt được mục tiêu bảo tồn và hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng thôn Cuôi .

Khu BTTN Bắc Hướng Hoá có các đặc trưng sau:

- Trong ranh giới khu bảo hiện có 2 thôn bản với 30 hộ, trong đó 12 hộ ở thôn Cuôi và 18 hộ ở thôn Cựp (xã Hướng Lập).

- Diện tích rừng tự nhiên trong khu bảo tồn chiếm 88,0% diện tích khu bảo tồn phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia trong quy chế mới sửa đổi về quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Việt Nam.

- Ranh giới khu bảo tồn bao gồm toàn bộ sinh cảnh rừng hay nơi sống của các loài động vật hoang dã. Đặc biệt đây là nơi sống của các loài động vật quý hiếm như : Gà lôi lam mào trắng, Gà So trung bộ, Trĩ sao và các loài thú lớn như Saola, Bò tót, Mang lớn, Gấu, Vượn đen má trắng, Vọoc Hà Tĩnh, Voọc ngũ sắc và các loài linh trưởng khác.

- Trong ranh giới khu bảo tồn bao gồm hầu hết rừng phòng hộ đầu nguồn của bốn hệ thuỷ lớn trong khu vực là sông Bến Hải, Rào Quán, Cam

Lộ và Sê Păng Hiêng. Các hệ thuỷ này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị và khu vực.

- Bảo tồn các kiểu thảm rừng núi thấp của giải Trung Trường Sơn đã và đang bị tổn thương do hậu quả của chiến tranh trước đây, phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay và gia tăng dân số nhưng chưa được quản lý, đầu tư thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)