Xuất quy trình tổ chức thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 84 - 91)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN

4.4.2. xuất quy trình tổ chức thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng

Sự hợp tác giữa các bên tham gia là rất quan trọng đối với sự thành công của quản lý tài nguyên rừng. Ở đây có sự khác biệt rất lớn về quyền lực đang được chia sẻ dưới hình thức đồng quản lý, bắt đầu một quy trình ở khía cạnh người dân được biết về các quyết định đã được thực hiện liên quan đến nguồn tài nguyên cho tới việc sắp đặt công tác trên thực tế mà theo đó trách nhiệm và quyền lực được san sẻ đồng đều giữa các bên tham gia.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa đề tài đề xuất quy trình thực hiện đồng quản lý như sau:

Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Bước 1 Bước

Bước 1 Bước 6

Sơ đồ 4.4: Quy trình thực hiện đồng quản lý

Giám sát, đánh giá Lôi cuối các đối tác tham gia Đồng xây dựng cơ chế, quy chế Đồng quy hoạch, xây dựng kế hoạch Đồng đánh giá các giá trị tài nguyên Đồng phân tích cơ cấu tổ chức Đồng quản lý tài nguyên rừng

* Bước 1: Lôi cuốn các đối tác tham gia. Đây là công việc mang ý nghĩa chuẩn bị cho tiến trình thực hiện thành công. Qua cuộc gặp mặt này làm cho các bên tham gia biết được lợi ích trước mắt và lâu dài của việc tham gia thực hiện đồng quản lý mang lại, đồng thời cũng thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong suốt quá trình tham gia đồng quản lý.

* Bước 2: Đồng đánh giá các giá trị tài nguyên. Người dân tuy trình độ kỹ thuật thấp nhưng có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết thực tế về tài nguyên rừng bởi vậy khi đánh giá đa dạng sinh học cần có sự tham gia của họ và các bên liên quan để cùng phân tích những nhu cầu bảo tồn thiên nhiên và nhu cầu của người dân và các bên liên quan khác. Thông qua đánh giá sẽ thu hút người dân tham gia từ đầu trong công tác bảo tồn, đồng thời nâng cao nhận thức về giá trị đa dạng sinh học của rừng.

*Bước 3: Đồng xây dựng cơ chế, quy chế. Các đối tác tham gia trong việc xác định phương thức hợp tác, xây dựng cơ chế hoạt động, quy chế hoạt động, cơ chế hưởng lợi và đề xuất chính sách hỗ trợ.

* Bước 4:Đồng quy hoạch, xây dựng kế hoạch. Công việc này không thể mang tính áp đặt do cơ quan chuyên môn thực hiện mà các bên liên quan sẽ trực tiếp tham gia với tư cách là người trong cuộc, trong quá trình quy hoạch bảo tồn, quy hoạch sử dụng đất và xây dựng kế hoạch phát triển đồng quản lý, ý kiến của các bên liên quan phải được tôn trọng.

* Bước 5:Đồng phân tích cơ cấu tổ chức. Các bên tham gia cùng ngồi lại với nhau để xây dựng nên một bộ máy tổ chức điều hành hoạt động, nhân sự cùng với cơ chế hoạt động. Các tổ chức, cá nhân có vai trò ảnh hưởng quyền lợi đối với tài nguyên rừng sẽ cùng phân tích vai trò, trách nhiệm của từng bên, những mâu thuẫn, nguy cơ, thách thức hiện tại và tiềm năng cũng như phân công trách nhiệm và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan.

* Bước 6: Đồng quản lý tài nguyên rừng. Hình thành tổ chức đồng quản lý tài nguyên rừng, chính thức đi vào hoạt động ổn định lâu dài.

Giám sát, đánh giá: Đây là công cụ nhằm duy trì quá trình phát triển của các bước đồng quản lý. Nó được thực hiện trong suốt tiến trình, đồng thời tiếp tục thực hiện định kỳ hoặc không định kỳ khi đồng quản lý đã đi vào hoạt động ổn định.

4.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức đồng quản lý

4.4.3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý

Sau khi nghiên cứu tình hình, điều kiện thực tế tại khu vực nghiên cứu và tham khảo các ý kiến chuyên gia về lĩnh vực đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên đề tài đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức đồng quản lý tài nguyên rừng tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

Sơ đồ 4.5: Cơ cấu tổ chức đồng quản lý khu BTTN Bắc Hướng Hóa

* Ban đồng quản lý rừng xã: UBND tỉnh QTrị Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Khoa học công nghệ Sở kế hoạch và đầu tư Hội đồng khoa học, tư vấn UBND huyện Hướng Hóa Chi cục Kiểm lâm

BQL KBTTN Hướng Hóa

B

Ban đồng quản lý tài nguyên rừng xã Ban đồng quản lý rừng thôn Kiểm lâm Hướng Hóa UBND xã Hướng Lập Giám sát đánh giá

Theo sơ đồ trên, ban đồng quản lý sẽ được thành lập ở cấp xã, đây là tổ chức tập hợp tất cả các bên tham gia. Ban đồng quản lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý khu BTTN Bắc Hướng Hóa, chính quyền xã Hướng Lập và được tư vấn về cơ chế chính sách của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị. Ban đồng quản lý được tư vấn trực tiếp của Hội đồng khoa học, tư vấn.

Nhiệm vụ Ban đồng quản lý rừng:

- Chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn xã.

- Xây dựng cơ chế, đề xuất chính sách cho các hoạt động đồng quản lý, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, hàng chu kỳ trình ban quản lý khu bảo tồn phê duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo các Ban đồng quản lý rừng tại các thôn triển khai các hoạt động bảo tồn như bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, trồng rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản, tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường,...

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bảo tồn như hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong xã, nghiên cứu thành lập các câu lạc bộ sở thích trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên,...

- Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, trong tương lai phối hợp với các các xã khác trong trong các hoạt động quản lý tài nguyên.

Quyền hạn Ban đồng quản lý rừng:

- Được ra các quyết định xử lý các vụ việc liên quan đến tài nguyên rừng trong khu bảo tồn và vùng đệm trong phạm vi quyền hạn cho phép.

- Được hợp tác với các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước về khoa học-kỹ thuật bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái,…trong khuôn khổ pháp luật.

- Được tiếp nhận các khoản tài trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên của các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Nhân sự:

Cơ cấu nhân sự của Ban đồng quản lý rừng được đề xuất như sau:

- Cán bộ Ban quản lý khu bảo tồn 02 thành viên, là đối tác đại diện cho Ban quản lý khu bảo tồn.

- Cán bộ xã 02 thành viên, được UBND xã cử trực tiếp là một đối tác đại diện cho chính quyền xã.

- Đại diện cộng đồng 10 thành viên, đại diện cho 10 cộng đồng thôn. Các thành viên này được Ban đồng quản lý rừng các thôn bầu chọn.

- Đại diện Hạt Kiểm lâm huyện 01 người, do Hạt kiểm lâm cử là kiểm lâm địa bàn.

Tổ chức:

- Trưởng ban: 02 người có quyền ngang nhau trong chỉ đạo các hoạt động và ra quyết định, trong đó 01 người do Ban quản lý khu bảo tồn đề xuất, 01 người do hội đồng quản lý rừng bầu ra. Trưởng ban phải kết hợp chặt chẽ và phối hợp làm việc. Nhiệm kỳ của Trưởng ban là 3 năm.

- Tổ bảo vệ tài nguyên rừng. - Tổ tuyên truyền, giáo dục.

- Tổ xử lý vi phạm: Thi hành các thể chế, xử lý các vụ việc vi phạm trái phép nguồn tài nguyên.

* Các Ban đồng quản lý thôn:

Mỗi thôn có một Hội đồng quản lý rừng, trực thuộc hội đồng quản lý rừng cấp xã, chịu sự chỉ đạo của chính quyền thôn, chính quyền các cấp và Ban quản lý khu bảo tồn.

Nhiệm vụ:

- Có trách nhiệm về công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn thôn và các địa bàn khác được phân công.

- Tham gia các hoạt động như xây dựng quy ước bảo vệ rừng cấp thôn, triển khai các hoạt động tuần tra rừng, tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Báo cáo tình hình thực hiện về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên đia bàn phân công,

- Phối hợp với các Ban đồng quản lý rừng thôn khác trong các hoạt động đồng quản lý rừng.

Quyền hạn:

- Ra các quyết định xử lý các vụ việc vi phạm trái phép tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi quản lý.

- Được chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý tài nguyên dựa trên phong tục tập quán của cộng đồng, không trái với pháp luật hiện hành.

Tổ chức nhân sự:

- Trưởng ban: 01 người, phó trưởng ban 01 người, do cộng đồng bầu chọn với nhiệm kỳ 2 năm 1 lần.

- Thành lập tổ bảo vệ rừng cấp thôn gồm 05 thành viên được cộng đồng bầu chọn, trong đó có thể bao gồm những thợ săn và những người khai thác lâm sản trước đây. Tổ bảo vệ hoạt động chủ yếu theo mùa, tốt nhất là kết hợp với công tác an ninh thôn.

- Thành lập nhóm tuyên truyền bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, gồm 05 người: 02 người từ Hội Phụ nữ, 01 người từ Đoàn thanh niên, 01 người từ Hội Cựu chiến binh, 01 người từ Hội Nông dân. Nhóm tuyên truyền chủ yếu làm việc kiêm nhiệm và một phần mang tính chất tình nguyện.

* Ban giám sát đánh giá:

Được thành lập độc lập với Ban đồng quản lý tài nguyên, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, Ban quản lý khu bảo tồn.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Giám sát và đánh giá định kỳ và không định kỳ các hoạt động của Ban đồng quản lý rừng.

- Tham gia xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá đồng quản lý rừng. - Báo cáo điều chỉnh các hoạt động theo tiến độ và kế hoạch thực hiện, đề xuất các giải pháp mới nhằm đạt hiểu quả cao hơn cho Ban đồng quản lý rừng.

Tổ chức và nhân sự

Sử dụng cán bộ của UBND xã làm nồng cốt: 03 thành viên kiêm nhiệm, các bên tham gia khác được cử 01 người trong Ban giám sát đánh giá cấp xã.

* Hội đồng tư vấn khoa học:

- Tổ chức tư vấn về khoa học-kỹ thuật, các phương pháp đánh giá, tiếp cận và quản lý tài nguyên thiên nhiên; Các kỹ thuật bảo vệ rừng, phục hồi rừng và trồng rừng; Các kỹ thuật phát triển cộng đồng; Các kỹ năng giám sát đánh giá,...

- Tư vấn về vốn đầu tư, kỹ năng quản lý các nguồn vốn, tìm các nguồn vốn trong nước và quốc tế.

Về tổ chức: Hội đồng tư vấn được đề xuất Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị chủ trì. Các thành viên gồm Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các sở NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và đầu tư, Du lịch và thương mại, Tài chính, các cơ quan, tổ chức Chính phủ

và phi Chính phủ. Các thành viên chủ yếu là kiêm nhiệm mang tính chất tình nguyện vì sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên.

4.4.3.2. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý

- Đào tạo: Là giải pháp quan trọng để đáp ứng các nguyên tắc đồng quản lý về sự công bằng và tính bền vững của Ban đồng quản lý rừng. Trình độ về quản lý, khoa học-kỹ thuật của hội đồng, đặc biệt là phía cộng đồng còn hạn chế sẽ gặp khó khăn và thiệt thòi trong hiệp thương với các đối tác về chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm.

- Đào tạo là giải pháp để hội đồng đảm đương được nhiệm vụ lâu dài, nội dung đào tạo cần tập trung:

+ Công tác quản lý tài nguyên rừng, nghiệp vụ tuần tra kiểm soát lâm sản. + Kỹ thuật giám sát đa dạng sinh học.

+ Kỹ thuật giám sát, đánh giá dự án. + Kỹ thuật lâm nghiệp, nông nghiệp. + Du lịch sinh thái.

+ Kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn phòng như máy tính, nối mạng internet, các phần mềm quản lý tài nguyên thiên nhiên (GIS).

+ Kỹ năng sử dụng bản đồ cho các thành viên trong hội đồng và các đối tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)