Tình hình kinh tế-xã hội của xã Hướng Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 46 - 50)

1.3 .Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam

3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế-xã hội

3.2.2. Tình hình kinh tế-xã hội của xã Hướng Lập

a/ Dân số, dân tộc:

Hướng Lập là một xã miền núi của huyện Hướng Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 15537,5 ha. Toàn xã có 10 thôn với tổng số 188 hộ, 1186 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 439 người. Trong đó lao động nam 214 người, lao động nữ 225 người, số hộ nghèo 153 hộ. Mật độ phân bố dân cư là xã Hướng Lập với 7,6 người/km2 .

Trên địa bàn xã có 100% là đồng bào dân tộc Vân Kiều đang sinh sống.

b. Tình hình kinh tế:

Kinh tế xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mà hoạt động chính là phát đốt nương làm rẫy cho năng xuất rất thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố: Thời tiết, dịch bệnh,…sự đầu tư còn ít.

Do thành phần kinh tế kém đa dạng và không phát triển nên nguồn thu nhập của người dân hạn chế, đời sống khó khăn. Kết quả điều tra cho thấy hộ đói nghèo chiếm 81,3% (trong khi đó toàn quốc chỉ còn 11%).

c. Tình hình sử dụng đất:

Đất đai trong xã chưa có quy hoạch chi tiết nên quá trình sử dụng đất, đặc biệt là đất nương rẫy rất tùy tiện chưa có quy vùng cho sản xuất nương rẫy chính vì vậy mà nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ rừng của khu bảo tồn.

- Sản xuất nông nghiệp:

Toàn xã có 350,0 ha đất nông nghiệp, trong đó có 50,8 ha ruộng nước, năng xuất đạt 2 tấn/ha, lúa nương rẫy 50,0 ha năng xuất đạt 9tạ/ha, Săn 120,0 ha năng xuất đạt 2400 tấn, Ngô 20,0 ha năng xuất đạt 8 tạ/ha.

- Sản xuất lâm nghiệp:

Trong những năm trở lại đây công tác chăm sóc bảo vệ rừng và trồng rừng được người dân quan tâm hơn. Trong năm 2010 được sự quan tâm của

các chương trình dự án 135; 661; dự án lâm nghiệp hướng tới người nghèo đã đầu tư cho bà con trồng rừng với diện tích 386,0 ha.

- Chăn nuôi:

Đàn gia súc, gia cầm ngày càng được ổn định. Công tác kiểm tra giám sát phòng dịch bệnh được tăng cường. Toàn xã có 225 con trâu, 400 con bò, 516 con lợn, 187 con dê và 1190 con gia cầm các loại.

d. Điều kiện dân sinh - Y tế:

Xã có 01 Trạm Y tế gồm 03 CBCC trong đó 02 cán bộ Y sĩ, 01 nữ hộ sinh. Trên dịa bàn xã còn có 01 trạm quân dân y đang điều trị cho nhân dân trong vùng tại thôn Cù Bai. Trong năm 2010 đã khám chữa bệnh cho 468 người trong đó chuyển viện là 26 người, số trể được tiêm chủng 22 cháu.

Khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân của trạm y tế xã còn gặp nhiều hạn chế, trang thiết bị y tế còn quá sơ sài, thuốc chữa bệnh vừa thiếu về số lượng vừa nghèo về chủng loại.

Đội ngũ y bác sỹ ngoài nhiệm vụ khám chữa cho nhân dân còn góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là công tác sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình.

- Giáo dục:

Xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, năm 2010 có tổng số 30 lớp học, 403 học sinh. Trong đó: Mầm non 04 lớp có 44 cháu; Tiểu học 22 lớp có 281 học sinh; THCS 04 lớp có 78 học sinh.

- Giao thông:

Có một nhánh đường Hồ Chí Minh đi qua trụ sở UBND xã, còn lại từ trụ sở UBND xã về các thôn và giữa các thôn cơ bản là đường cấp phối về mùa mưa thường gây nên hiện tượng sạt lở rất khó khăn cho việc đi lại của nhân dân trong vùng.

- Thủy lợi:

Có hai công trình thủy lợi nhỏ phục vụ cho việc tưới tiêu trên địa bàn của hai thôn, còn lại đại bộ phận là các thôn bản chưa có các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

3.3. Đánh giá nhận xét chung 3.3.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên kinh tế trong vùng trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng kể, đời sống kinh tế nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Hạ tầng cơ sở ngày càng được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.

- Có tiềm năng phát triển về lâm nghiệp và du lịch sinh thái.

3.3.2. Khó khăn:

- Trình độ dân trí thấp, chưa áp dụng được các tiến bộ, khoa học – công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp.

- Địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn về mùa mưa thường xảy ra hiện tượng sạt lở đường đã làm ảnh hưởng khổng nhỏ đến đời sóng của nhân dân trong vùng

- Sản xuất mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp là chính

- Lực lượng lao động dồn dào, song phần lớn là lao động thủ công chưa qua đào tạo, trình độ canh tác thấp chủ yếu là phát, đốt, cốt, trỉa, chủ yếu là dựa vào tự nhiên, cho nên năng suất và chất lượng nông sản rất thấp.

- Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.

Tóm lại:

Qua phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh, kinh tế xã hội của khu BTN Bắc Hướng Hóa cho thấy bên cạnh những thuận lợi cho

sự phát triển bền vững tài nguyên rừng thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào rừng,… tập quán sản xuất nông nghiệp vẫn là phát đốt, cốt trỉa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên năng xuất rất thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao đã làm cho công tác quản lý rừng càng trở nên phức tạp. Vì vậy, để quản lý, bảo vệ rừng một cách bề vững, thu hút người dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ thì việc nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)