Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 50 - 52)

4.1.1.1. Tính đa dạng về chủ thể và hình thức quản lý tài nguyên rừng

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, có 4 chủ thể chính tham gia quản lý rừng là Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

- Các tổ chức và doanh nghiệp quản lý tài nguyên thiên nhiên với nhiều hình thức khác nhau và hướng đến nhiều mục tiêu khác nhau.

+ Các tổ chức là lực lượng vũ trang quản lý rừng với mục tiêu quốc phòng và quân sự là chủ đạo.

+ Các tổ chức là BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với mục tiêu chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+ Các doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài nguyên lại có mục tiêu chủ đạo là kinh doanh.

- Hộ gia đình và cá nhân quản lý tài nguyên rừng (TNR) là thành phần được nhà nước giao rừng để quản lý, bảo vệ. Mục tiêu chính của đối tượng này là tạo điều kiện về tư liệu để người dân gắn bó với rừng, bảo vệ rừng, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội.

- Quản lý TNR cộng đồng là một hình thức quản lý truyền thống, xuất phát từ tính cộng đồng của con người từ thời nguyên thủy. Trải qua nhiều thay đổi của xã hội, hình thức quản lý cộng đồng được điều chỉnh để thích hợp với hoàn cảnh mới. Nó được đúc rút thành những hiểu biết, kinh nghiệm, hình thành nên các luật lệ và còn tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do tính đa dạng của các cộng đồng dân cư dẫn đến sự đa dạng về văn hoá. Sự

đa dạng này cũng dẫn đến sự đa dạng về cách thức quản lý TNR cộng đồng. Mục tiêu chính của hình thức quản lý này là nhằm đáp ứng những yêu cầu của các thành viên nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Thông thường, trên một đơn vị tài nguyên rừng không chỉ tồn tại một hình thức quản lý mà tồn tại song song nhiều hình thức. Vấn đề đặt ra là các hình thức này nên hợp tác, liên kết với nhau như thế nào?. Để đạt được sự công bằng đối với các chủ thể quản lý, đạt được các mục tiêu tổng thể cũng như cụ thể của từng đối tượng thì đồng quản lý rừng sẽ là một phương thức thích hợp. Trong thực tế, nhà nước không đủ khả năng để quản lý toàn bộ tài nguyên trên lãnh thổ quốc gia. Gánh nặng này cần phải được chia sẻ với các chủ thể quản lý tài nguyên khác trong xã hội. Hợp tác trong quản lý sẽ phát huy được những thế mạnh của các chủ thể, đặc biệt cộng đồng dân cư là những người trực tiếp tiếp cận với nguồn tài nguyên rừng và có những hiểu biết sâu sắc về chúng. Trên cơ sở đó, hợp tác quản lý sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho sự thành công của công tác quản lý tài nguyên rừng.

4.1.1.2. Đồng quản lý trong kết hợp bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển bền vững

- Bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập nhưng thống nhất. Tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng là nguồn nguyên liệu cần thiết đối với phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển, con người đã không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn này. Bảo tồn tài nguyên rừng sẽ mâu thuẫn với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu khai thác một cách quá mức, bữa bãi không theo kế hoạch làm cạn kiệt tài nguyên rừng, hệ quả không bền vững về kinh tế-xã hội và môi trường. Chính vì vậy, cần phải bảo tồn, duy trì khả năng tái tạo các tài nguyên cho sự phát triển ổn định lâu dài. Đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn sẽ là phương thức hiệu quả cho tiến trình bảo tồn và phát triển.

- Đồng quản lý giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Nhà nước có chiến lược, chính sách bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và thường nảy sinh mâu thuẫn với các cộng đồng địa phương đang sử dụng tài nguyên (đối tượng bảo tồn) phục vụ đời sống. Giữa cộng đồng và quốc gia sẽ đạt được đồng nhất trong các mục tiêu bảo tồn và phát triển nếu như tiến tới thỏa thuận về một phương thức đồng quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)