Nhóm giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 103 - 112)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN

4.4.9. Nhóm giải pháp về tài chính

a. Tăng cường sử dụng ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng

- Sử dụng vốn ngân sách địa phương đầu tư cho các chương trình bảo vệ, khoanh nuôi phực hồi rừng, trồng và làm giàu rừng, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Xúc tiến và đẩy nhanh tiến độ trồng rừng sản xuất thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ.

b. Kêu gọi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước

- Thực hiện tốt và hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của chính phủ hiện đang hoạt động trên địa bàn. Cụ thể như nguồn vốn từ các dự án 661, định canh định cư, chương trình 135 đầu tư cho bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng, làm giàu rừng, nghiên cứu khoa học. Vốn đầu tư cho ổn định và phát triển rừng từ các dự án.

- Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và phát triển lâm nghiệp.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh rừng sản xuất.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra mô ̣t số kết luâ ̣n chính sau đây: *Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên cho khu BTTN Bắc Hướng Hóa, trong đó:

- Đồng quản lý dựa trên cơ sở của sự tồn tại tính đa dạng về chủ thể quản lý tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay.

- Đồng quản lý dựa trên cơ sở kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển là hai mặt đối lập thống nhất.

- Đồng quản lý dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học tiên tiến và kiến thức địa phương, phối hợp lợi ích quốc gia và cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc và hỗ trợ chiến lược xóa đói giảm nghèo.

- Đồng quản lý dựa trên pháp luật và chính sách của nhà nước khuyến khích người dân và các chủ thể tham gia quản lý tài nguyên rừng.

* Đề tài đã đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại khu BTTN Bắc Hướng Hóa:

- Điều kiện khu vực nghiên cứu thuận lợi cho đồng quản lý như đã có Ban quản lý khu BTTN Bắc Hướng Hóa cùng với sự hỗ trợ của chính quyền và ban ngành các cấp. Tuy nhiên, còn nhiều nguy cơ và thách thức như điều kiện tự nhiên phức tạp, hệ thống và năng lực quản lý còn hạn chế, người dân phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, hiện tượng khai thác và buôn bán trái phép lâm sản còn phổ biến.

- Các đối tác tiềm năng chính như cộng đồng dân cư, chính quyền thôn, xã, các đoàn thể, Kiểm lâm và Ban quản lý khu bảo tồn đều nhận thấy xu hướng đồng quản lý là phù hợp và sẵn sàng tự nguyện tham gia.

Đề xuất 5 nguyên tắc thực hiện đồng quản lý như hợp pháp, tự nguyện, bình đẳng, tài chính và bền vững.

* Đề tài đã xác định một số giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên tại khu BTN Bắc Hướng Hóa bao gồm các nhóm giải pháp:

- Giải pháp lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện đồng quản lý tài nguyên thực hiện theo 6 nguyên tắc.

- Tiến trình đồng quản lý đề xuất theo 6 bước. + Lôi cuốn các đối tác tham gia.

+ Đồng đánh giá các giá trị tài nguyên. + Đồng xây dựng, cơ sở, quy chế. + Đồng quy hoạch, xây dựng kế hoạch. + Đồng phân tích cơ cấu tổ chức.

+ Đồng quản lý tài nguyên rừng. - Giải pháp về tổ chức quản lý gồm:

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức bao gồm Ban đồng quản lý rừng độc lập với Ban giám sát đánh giá. Các bên liên quan hổ trợ là hệ thống tổ chức quản lý nhà nước từ UBND các cấp, Kiểm lâm, Ban quản lý khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Các bên liên quan tư vấn gồm các ban ngành cấp huyện, tỉnh, các cơ quan khoa học trung ương, các tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ trong nước và quốc tế.

+ Nâng cao năng lực quản lý thông qua củng cố bộ máy tổ chức, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và người tham gia.

- Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ.

+ Đồng đánh giá các giá trị tựu nhiên cần được bảo tồn nhằm kết hợp khoa học kỹ thuật với kiến thức bản địa, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu bảo tồn và sử dụng tài nguyên rừng.

+ Đánh giá xu hướng biến động về đa dạng sinh học trên địa bàn thông qua kết quả giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia.

+ Tiến hành quy hoạch sử dụng đất, giao đất và quản lý tài nguyên rừng. + Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo tồn thiên nhiên, ứng dụng tin học trong quản lý tài nguyên rừng cho các bên có liên quan.

+ Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, nghiên cứu xây mô hình trình diễn.

- Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách.

+ Ban hành hệ thống các văn bản, quy định về chính sách hỗ trợ đồng quản lý từ cấp tỉnh tới xã, thôn bằng các văn bản, quy định.

+ Xây dựng quy ước bảo vệ rừng cho từng thôn.

+ Xây dựng quy chế nội bộ quy định về hưởng lợi giữa các đối tác và người dân trong quản lý và sử dụng tài nguyên.

- Nhóm giải pháp kinh tế.

+ Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. + Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn. + Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng.

+ Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng.

+ Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế.

- Nhóm giải pháp về vốn.

+ Tăng cường sử dụng ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng. + Kêu gọi nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước.

+ Thu hút du lịch sinh thái.

- Và một số giải pháp khác: Giám sát đánh giá, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển bền vững cho người dân và các đối tác.

2. Tồn tại

Khi nghiên cứu đồng quản lý khu BTTN Bắc Hướng Hóa, một số vấn đề còn tồn tại là:

- Trình độ dân trí của cộng đồng dân cư còn thấp. Vấn đề này có làm nảy sinh sự thua thiệt trong quá trình đánh giá, hiệp thương xây dựng cơ chế đồng quản lý không?. Khi trao quyền ra quyết định thực hiện công tác quản lý tài nguyên có thể mâu thuẫn với hệ thống chính sách vĩ mô không?. Đến khi nào thì cộng đồng dân cư mới đạt được sự công bằng về dân trí và kiến thức khoa học kỹ thuật so với các đối tác khác?.

- Tính phù hợp với khuôn khổ pháp lý của đồng quản lý tài nguyên. Hội đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn sẽ được công nhận dưới dạng hình thức tổ chức nào, đơn vị hành chính sự nghiệp, hay doanh nghiệp, hoặc là tổ chức phi chính phủ?

- Về chính sách: Cho tới nay chưa có hệ thống chính sách chính thức từ các cấp trung ương tới địa phương hỗ trợ đồng quản lý tài nguyên. Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên rất hiệu quả, nhưng cho tới nay cộng đồng dân cư chưa chính thức được thừa nhận là một đơn vị cơ sở trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng.

3. Kiến nghị

Để triển khai thực hiện được đồng quản lý tài nguyên ở khu BTTN Bắc Hướng Hóa, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau đây:

- Xã Hướng Lập và Ban quản lý khu BTTN Bắc Hướng Hóa cần xây dựng một cơ chế chế độ cụ thể cho từng hoạt động của tiến trình đồng quản lý tài nguyên để trình các cấp có thẩm quyên phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động ổn định lâu dài.

- Nên xây dựng cơ chế thưởng phạt cho các hoạt động bảo vệ rừng. Cần có chế độ hỗ trợ, khuyến khích phát triển khai thác, sử dụng và chế biến

một số loại lâm sản ngoài gỗ.

- Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các hoạt động tiếp theo của đồng quản lý tài nguyên như: (1) xác định ranh giới thôn, phạm vi sử dụng tài nguyên để hiệp thương về vấn đề sử dụng tài nguyên; (2) giao đất lâm nghiệp; (3) khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung và trồng rừng; (4) thử nghiệm các hoạt động đồng giám sát đánh giá. Từ đó, xây dựng và trình diễn mô hình đồng quản lý tài nguyên rừng làm cơ sở để nhân rộng ra các xã khác của khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

- Quy định rõ việc đóng góp, đầu tư cho công tác bảo tồn đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng.

- Cần có những nghiên cứu thử nghiệm mô hình đồng quản lý ở các xã vùng đệm của khu BTTN Bắc Hướng Hóa để thu hút tất cả các bên liên quan tham gia đồng quản lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần I Động vật, Phần II Thực Vật, Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và côngnghệ.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Việt Nam (2001), Hướng dẫn về công ước đa dạng sinh học, Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường,

Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2007), Quyết định về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn xã, Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN-KL ngày 04/10/2007.

4. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp.

5. Bộ Nông nghiệp &PTNT(2010), công bố hiện trạng rừng đến 31/12/2009, Quyết định 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010.

6. Bộ Nông nghiệp &PTNT(2008), Cẩm nang chính sách và hướng dẫn thực hiện về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ của các chủ rừng khi tham gia Bảo vệ và Phát triển rừng.

7. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt nam đến năm 2010, Hà Nội.

8. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), Quyết định số 23/2006/QĐ-CP ngày 03/3/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Hà Nội.

9. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2006), Quyết định số 32/2006/QĐ- CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm. Hà Nội.

10. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam và dự án Quỹ Môi trường toàn cầu VIE/91/G31(1995), Kế hoạch hành động đa dạng sinh học, Hà Nội. 11. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2006) Nghị định 119/2006/NĐ-

12. Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị(2010), Kết quả đánh giá xây dựng, thực hiện hương ước quản lý bảo vệ rừng cấp thôn bản.

13. PGS.TS. Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Hansson (2002), Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở miền núi phía Bắc, Việt Nam.

14. Nguyễn Quốc Dựng(2003), Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giảp pháp đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp.

15. Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2000), Kinh nghiệm và tiềm năng quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

16. Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam,Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

17. Hội thảo quốc gia về LNCĐ ( 2004), Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

18. Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2005), Hội thảo quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân, Tài liệu hội thảo, Hà nội.

19. Hội thảo quốc gia về QLRCĐ (2007), Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn, bản tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo quốc gia.

20. Bảo Huy (2006), Một số thuật ngữ trong quản lý rừng cộng đồng, Dự án ETSP, Bộ NN&PTNT.

21. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2003), Thông qua Luật BV&PTR năm 2004.

22. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2003), Thông qua Luật đất đai năm 2003.

23. Vũ Nhâm (2004), Nghiên cứu những điều kiện để tổ hoc cộng đồng dân cư thôn bản được công nhận là chủ thể quản lý rừng, Đề tài cấp ngành 2003-2004.

24. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung (2004), Nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng quản lý rừng, Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

25. Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp bộ, Đại học Lâm nghiêp.

26. Phạm Xuân Phương (2004), Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với HGĐ, cá nhân, cộng đồng được giao khoán rừng và đất rừng lâm nghiệp, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2001), Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được nhận khoán, giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp.

28. Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2006), Quyết định 186/2006/QĐ-TTg về ban hành quy chế quản lý rừng.

Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (1998), Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm QLNN vể rừng và đất lâm nghiệp.

29. Trường Đại học Lâm nghiệp (1994), kết quả nghiên cứu khoa học 1990- 1991, Nhà XB Nông nghiệp Hà nội.

30. UBND tỉnh Quảng Trị (2009), Quyết định 2356/QĐ-UBND phê duyệt đề án giao rừng cho thuê rừng giai đoạn 2008-2015.

31. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn (2009), Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng. Hà Nội, ngày 05/6/2009.

II Tiếng anh

32. Andrew. Ingles, Arne Musch and Helle Qwist-Hoffmen (1999), the Participatory Process for Supporting Colaborative Management of Natural Resources: An Over,FAO, Rome.

33. Bao Huy (2005), Technical guideline - Community Forest Management, ETSP project, Helvetas Viet Nam, Ha Noi.

34. Donald A. Messers Chmidt (1993), Common Forest Resource Management. Annotated bibliography of Asia, Africa &America.

Edmunds, and Patricia Shanley (2004), Colletive Action and Property Rights For Sustainable Development Collaborative Managememt of Forests.

36. Grazia Borrini-Feyerabend (1996), Collaborative Managememt of Protected Areas: Tailoring the Approach to the Context, IUCN, Gland.

37. Grazia Borrini-Feyerabend, M. Taghi Farvar, Jear Claude Nguinguiri and Vicent Ndangang (2000), Comanagamen of naturel Resourcer: Organising, Negotiating and Learling-by-Doing, GTZ and IUCN, Kasparek Verlag, Heidelberg, Germany.

38 .

FAO and orther international organization (2001), Current innovation and experiences of community Forestry, RECOFTC FAO,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 103 - 112)