Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN
4.4.6. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách
Hiện nay hệ thống chính sách của Nhà nước mới bắt đầu đầu đề cập đến hình thức đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn. Trong khi đó, cơ chế, chính sách là xương cốt, cơ sở pháp lý của sự tồn tại và phát triển của các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có hệ thống chính sách hỗ trợ cùng với cơ chế hợp lý cho hoạt động cụ thể. Qua nghiên cứu, tổng hợp chính sách hiện hành của nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực tế tại Quảng Trị đề tài đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách như sau:
a. Xây dựng cơ chế chính sách về quản lý và tổ chức đồng quản lý
* UBND tỉnh ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban đồng quản lý tài nguyên rừng, với một số nội dụng cơ bản như sau:
- Quyết định thành lập Ban đồng quản lý rừng về tổ chức và nhân sự. - Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của Ban đồng quản lý rừng.
- Xây dựng quy chế quản lý rừng gồm chức năng, nghĩa vụ, quyền lợi của các đối tác tham gia trong ban đồng quản lý.
* Nghiên cứu xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở các thôn, dựa trên cơ sở sau:
- Dựa trên Thông tư 70 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng ở thôn, bản.
- Dựa trên chính sách hiện hành của Nhà nước như: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được nhận khoán, giao đất và thuê đất lâm nghiệp; Chính sách đầu tư theo quyết định 661/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về trồng mới 5 triệu ha rừng.
b. Chính sách hưởng lợi
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cần nghiên cứu quy chế quản lý và sử dụng bền vững một số lâm sản ngoài gỗ ở phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm trình UBDN tỉnh xem xét và phê duyệt.