Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. xuất một số nguyên tắc đồng quản lý tài nguyên rừng tại khu
khu BTTN Bắc Hướng Hóa
Tài nguyên thiên nhiên rừng được quản lý bởi rất nhiều đối tác khác nhau. Vì vậy, để năng cao hiệu quả quản lý rừng cần xác định rõ nguyên tắc để thống nhất giữa các đối tác.
Qua phân tích vai trò, trách nhiệm của từng đối tác các bên có liên quan, cùng với nghiên cứu các trường hợp ở trong và ngoài nước, đề tài đề xuất 5 nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN Bắc Hướng Hóa như sau.
Sơ đồ 4.3: Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng
Giữa các nguyên tắc thực hiện ở sơ đồ trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có tính kế tiếp, trong mỗi nguyên tắc đều có các tiêu chí, cụ thể như được thể hiện trong bảng 4.8.
Nguyên tắc tự nguyện Đồng quản lý tài nguyên rừng Nguyên tắc tài chính Nguyên tắc bền vững Nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc pháp lý
Bảng 4.8: Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng 1) Nguyên tắc hợp pháp
- Tiêu chí 1: Tổ chức đồng quản lý phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của nhà nước.( Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật BV&PTR...)
- Tiêu chí 2: Quy chế, cơ chế hoạt động thực hiện đồng quản lý phải dựa trên khuôn khổ chính sách nhà nước kết hợp với thể chế địa phương nhằm xây dựng thành hương ước, quy định hoặc quy ước.(Quy ước BV&PTR trong cộng thôn, bản, quy định về phát đốt nương làm rẫy...)
- Tiêu chí 3: phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
2) Nguyên tắc tự nguyện
- Tiêu chí 1: Tự nguyện tham gia đồng quản lý tài nguyên rừng. Các bên liên quan sẵn sàng tự nguyện tham gia và trở thành đối tác của nhau trong quá trình đồng quản lý tài nguyên.
- Tiêu chí 2: Tự nguyện đóng góp. Các bên tham gia tự nguyện đóng góp (công lao động, vật chất) cho các hoạt động trong đồng quản lý trong trường hợp cần tham gia đóng góp. Sự tự nguyên đóng góp phụ thuộc vào điều kiện, khả năng các bên tham gia.
3) Nguyên tắc bình đẳng
- Tiêu chí 1: Công bằng trong lập kế hoạch. Các đối tác có vị trí ngang nhau trong lập kế hoạch theo vai trò và trách nhiệm được phân công.
- Tiêu chí 2: Bình đẳng trong việc ra quyết định. Các đối tác điều có quyền tham gia bàn bạc đề ra các quyết định liên quan đến lĩnh vực tham gia. Quyết định các bên không được mâu thuẫn nhau, giảm tối thiểu ảnh hưởng lợi ích của các đối tác, đồng thời không mâu thuẫn với chính sách của Nhà nước, phù hợp với phong
tục tập quán của địa phương.
- Tiêu chí 3: Bình đẳng trong chia sẻ quyền lực. Các đối tác có quyền hạn nhất định phù hợp với vai trò, trách nhiệm của mình và trong phạm vi cơ chế chính sách cho phép trong việc xử lý các vụ việc.
-Tiêu chí 4: Bình đẳng về quyền lợi. Các bên được hưởng quyền lợi theo vai trò đối với các hoạt động đồng quản lý rừng mang lại.
Lợi ích của các bên phải được tôn trọng theo thoả thuận trong hợp tác.
4) Nguyên tắc kinh tế
- Tiêu chí 1: Nâng cao thu nhập. Tất cả các đối tác trong đồng quản lý đặc biệt là các hộ gia đình và cộng đồng dân cư tham gia quản lý rừng phải góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tiêu chí 2: Tăng nguồn thu từ tài nguyên, giảm dần các chi phí đầu tư. Tăng dần đầu tư ban đầu và giảm dần sau khi đã tìm được nguồn thu ổn định từ đồng quản lý.
5) Nguyên tắc bền vững
- Tiêu chí 1: Bền vững về tổ chức. Đồng quản lý phải đảm bảo tồn tại và ổn định lâu dài, không phải là chỉ tồn tại trong thời gian có dự án. Để đảm bảo được tiêu chí này thì các tiêu chí trên phải luôn được cải thiện và ổn định.
- Tiêu chí 2: Bền vững trong phát triển kinh tế-xã hội. Đồng quản lý rừng phải đem lại lợi ích kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Ngoài ra, đồng quản lý còn phải tạo được cơ hội để cộng đồng dân cư tiếp cận và hoà nhập với bên ngoài.
- Tiêu chí 3: Bền vững về sinh thái. Đồng quản lý phải đảm bảo cho công tác bảo tồn tài nguyên rừng phải được quản lý, sử dụng ổn định lâu dài và bền vững