Nhóm giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 98 - 99)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại khu BTTN

4.4.5. Nhóm giải pháp kinh tế

Thực tế, các giải pháp tiến tới đồng quản lý đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các bên liên quan tham gia. Qua nghiên cứu có thể để xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể như sau:

a) Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao

Đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có đất và nguyện vọng phát triển cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có hiệu quả cao và góp phần thiết thực nâng cao thu nhập.

b) Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn

Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, dệt thổ cẩm, nuôi ong, chế biến nông sản,… Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn. Hệ thống trường học và mạng lưới

điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí. Tăng cường trao đổi kinh tế, giao lưu văn hoá nâng cao năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

c. Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng

Đầu tư kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp bao gồm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và phát triển chế biến lâm sản được chính quyền địa phương nhận thức như một trong những giải pháp để tăng thu nhập trong kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

d. Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái ở đất chưa sử dụng

Đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

e. Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế

Cần đầu tư cho việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể nhằm nâng cao đời sồng nhân dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng khu BTTN bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị làm cơ sở đề xuất nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý​ (Trang 98 - 99)