Khái niệm, đặc điểm, loại hình của dạy học nhóm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Khái niệm, đặc điểm, loại hình của dạy học nhóm

1.2.2.1. Khái niệm dạy học nhóm

Trong lý luận DH có nhiều định nghĩa khác nhau về DH nhóm:

Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng: Thảo luận theo nhóm là phương pháp trong đó lớp học được phân chia thành nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một vấn đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó [26].

Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu: Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác [4].

Đối với nhóm tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh thì cho rằng: Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà trong đó giáo viên chia cấu tạo bài học (hay một phần của bài) dưới dạng các bài tập nhận thức hay vấn đề nêu lên để học sinh cùng trao đổi, mạn đàm với nhau, trình bày ý kiến cá nhân hoặc đại diện của một nhóm trước toàn lớp.

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về DH nhóm của các tác giả nêu trên, nhưng nhìn chung những định nghĩa đó đều thống nhất ở chỗ xem DH nhóm là quá trình DH mà HS làm việc theo nhóm để giải quyết những nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra, trong đó đòi hỏi mỗi thành viên của nhóm phải tích cực, chủ động hợp tác và hỗ trợ nhau để giải quyết nhiệm vụ chung. Do đó, có thể hiểu khái niệm DH nhóm như sau: DH nhóm là quá trình tổ chức DH trong đó GV sắp xếp HS trong lớp thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm tích cực, tự lực và chủ động trao đổi, cùng phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ học tập chung của nhóm.

1.2.2.2. Đặc điểm dạy học nhóm

Đặc điểm nổi bật trong DH nhóm là HS luôn đóng vai trò chủ động, tự lực cao trong các hoạt động học tập nhóm. GV chỉ đóng vai trò người tổ chức,

hướng dẫn hoạt động cho HS chứ không làm thay hoặc áp đặt HS. Do đó để tổ chức DHVL theo nhóm, GV phải thiết kế các nhiệm vụ học tập cho các nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của HS, đồng thời phải chuẩn bị các phương tiện DH hỗ trợ tổ chức hoạt động nhóm như: phiếu học tập, quy trình thiết kế nhóm, cách đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

Khi DH nhóm, HS phải được giao các nhiệm vụ học tập cụ thể, trong một thời lượng nhất định để hoàn thành theo kế hoạch đặt ra. Thời gian cho mỗi hoạt động nhóm thường không dài nên đòi hỏi HS phải tích cực, nổ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ được giao đúng tiến độ. Như vậy trong tổ chức DH theo nhóm, các em sẽ được tạo điều kiện để tham gia tích cực các hoạt động học tập thông qua tiến hành các nhiệm vụ tìm kiếm và khám phá kiến thức. Do đó, tổ chức DH theo nhóm mang đặc trưng của một PPDH tích cực nói chung và đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.

Trong các hình thức học tập nhóm, các nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi HS phải thảo luận, hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân cũng chính là nhiệm vụ chung của nhóm. Các hoạt động học tập cá nhân của từng HS riêng biệt luôn có sự liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động chung của cả nhóm hoặc với các nhóm khác tổng hòa trong nhiệm vụ học tập chung cả lớp.

- Dạy học nhóm là một hình thức DH không chỉ dành cho nội dung kiến thức mới trên lớp mà còn có thể mở rộng về không gian, thời gian dạy và học thông qua việc dạy học nhóm trong tự học ở nhà, giờ ngoại khóa hoặc trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo...

1.2.2.3. Một số kiểu dạy học nhóm

Trong DH nhóm, có thể DH nhóm theo nhiều kiểu khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất mà GV lựa chọn kiểu DH nhóm phù hợp mục đích DH. Thực tiễn DH ở trường phổ thông cho thấy thường sử dụng một số kiểu tổ chức DH nhóm như sau.

a. Nhóm đôi bạn

GV sử dụng hình thức nhóm đôi bạn gồm hai HS khi yêu cầu các em giải quyết một vấn đề nhỏ của bài, thảo luận nhanh trong 1 đến 2 phút. Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống học tập do GV nêu ra bằng cách hợp tác, chia sẻ, thảo luận những thông tin mình có. Kiểu nhóm đôi bạn được sử dụng để tổ chức DHVL với các nhiệm vụ học tập đơn giản, không đòi hỏi sự hợp tác của nhiều thành viên, thường chỉ yêu cầu HS giải thích, rút ra nhận xét sau khi quan sát hiện tượng.

b. Nhóm chuyên gia

Trong dạy học nhóm kiểu chuyên gia, trước hết GV chia lớp thành nhiều nhóm và được xem đó là các nhóm gốc. Nhóm gốc gồm những HS có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó mỗi HS được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó, thành lập nhóm chuyên gia (nhóm chuyên sâu), nhóm này tập hợp những HS ở trong những nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu những nội dung kiến thức khó, đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó. Như vậy, một HS sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên gia. Cuối cùng các thành viên ở nhóm chuyên gia lại trở về nhóm gốc để trình bày kết quả và thông tin đã thu thập được.

c. Nhóm kim tự tháp

Trong DH theo kiểu nhóm kim tự tháp, đầu tiên GV nêu một vấn đề cho các nhóm HS làm việc độc lập. Sau đó, ghép hai nhóm HS thành một nhóm mới để các em chia sẻ ý kiến của nhóm mình. Kế đến, các nhóm tiếp tục ghép lại để tập hợp thành nhóm... Cuối cùng, cả lớp sẽ cùng tạo nên kết quả học tập bao gồm tất cả nội dung của các nhóm nhằm giải quyết chung một vấn đề đặt ra.

d. Nhóm nhỏ thông thường

Trong DH theo kiểu nhóm nhỏ, GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS để thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Mỗi nhóm

có một nhóm trưởng và một thư ký, các vai trò này thường được luân phiên thay đổi. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành vên trong nhóm và điều khiển nhóm hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất để đưa ra ý kiến chung và sẽ trình bày kết quả làm việc trước lớp sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ của nhóm.

Kiểu nhóm nhỏ thường được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động so sánh hoặc trao đổi. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm.

1.2.2.4. Các phương tiện hỗ trợ dạy học nhóm

Trong quá trình dạy học nhóm, HS không chỉ làm việc với SGK và các tài liệu tham khảo. Đặc biệt khi dạy học nhóm luôn đòi hỏi HS phải tích cực, tự lực, chủ động và nổ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Vì vậy HS thường gặp phải những khó khăn trong quá trình nhận thức, nhất là đối với các nội dung kiến thức VL mang tính trừu tượng cao. Để giảm bớt những khó khăn đó, GV phải sử dụng các phương tiện DH khác nhau để hỗ trợ cho quá trình hoạt động nhóm. Các phương tiện hỗ trợ dạy học theo nhóm thường sử dụng là: phiếu học tập; tài liệu hướng dẫn TN; các phương tiện trực quan khác.

- Phiếu học tập

Phiếu học tập là những bản in trên tờ giấy rời, phác họa những nhiệm vụ, tiến trình học tập, những thông tin bổ sung cho bài học kèm theo gợi ý, hướng dẫn,... yêu cầu HS tự lực hoàn thành các nội dung. Phiếu học tập được sử dụng để hỗ trợ tổ chức DH nhóm của HS. Phiếu học tập thường có nội dung cụ thể như: bài tập tình huống, bảng số liệu hay hình ảnh, sơ đồ trình bày tóm tắt thông tin cần thiết trong các nhiệm vụ học tập của HS. GV có thể trình bày trong phiếu học tập những hướng dẫn tự học, tiến trình tổ chức tự học ở nhà, các hoạt động ngoại khóa hoặc trải nghiệm sáng tạo cho HS.

- Các phương tiện trực quan khác

Ngoài các phương tiện hỗ trợ DH nhóm nêu trên, với đặc thù DH bộ môn GV có thể khai thác các phương tiện DH khác như: sơ đồ, tranh ảnh, bảng nhóm, SGK, máy tính... Trong một số trường hợp DH nhóm, do điều kiện về thời gian hoặc nội dung mà không thể tiến hành tại lớp, GV có thể khai thác sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan khác như máy tính điện tử để trực quan hóa thông qua các mô phỏng trên đồ họa, tạo thuận lợi cho HS NT sâu sắc nội dung bài học, GV có thể sử dụng một số phương tiện hỗ trợ khác như tranh ảnh hoặc phim giáo khoa để giúp các nhóm có cơ sở thảo luận và rút ra kiến thức cần nghiên cứu.

1.2.2.5 Ưu điểm, và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm - Ưu điểm:

Kiến thức của học sinh nắm được giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan, khoa học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ. Rèn luyện được kỹ năng diễn đạt, phương pháp tư duy, kỹ năng phê phán, kỹ năng giao tiếp... Tăng cường tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tập trung vào bài giảng. Tạo không khí sôi nổi, cởi mở trong giờ học. Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm. Tạo điều kiện để giáo viên nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học.

- Hạn chế: Dễ chệch hướng với chủ đề mà giáo viên đưa ra nhất là chủ đề có nội dung phong phú, hấp dẫn. Tốn nhiều thời gian. Hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, nếu không bao quát được sẽ dẫn đến nhiều học sinh bỏ ngoài cuộc, làm việc riêng, phó mặc cho các thành viên tích cực. Dễ gây hưng phấn cho học sinh nhưng nếu sử dụng nhiều trong một tiết học dễ dẫn đến trạng thá mệt mỏi, trì trệ.

Tóm lại, để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế nêu trên, ngoài việc cần lựa chọn hình thức DH nhóm hợp lý, lập kế hoạch tổ chức phù hợp nội dung, đối tượng và điều kiện hiện có thì cần phải có sự đầu tư tự tạo thêm nhiều cần có sự phân công nhiệm vụ hợp lý trong hoạt động nhóm để tất cả HS đều

có cơ hội tham gia tích cực, tự lực hoạt động NT và rèn luyện các KN, kỹ xảo. Từ việc phân tích các ưu điểm và hạn chế của tổ chức DHVL theo nhóm với sự hỗ trợ của TNVL có thể khẳng định việc khai thác, sử dụng tổ chức DH nhóm thật sự cần thiết và phù hợp ở trường phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)