Nguyên nhân của những hạn chế trong dạy học nhó mở Trung tâm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong dạy học nhó mở Trung tâm

GDQP&AN - ĐHTN

Qua thực tế và khảo sát từ sinh viên học tập ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến những tồn tại hạn chế nêu trên trước hết thuộc về nhận thức. Đại đa số giảng viên và sinh viên khi hỏi tổ chức dạy học nhóm có quan trọng không, có cần thiết không thì đều trả lới là có song khi đề cập đến cách thức tổ chức hoặc đề xuất biện pháp cho việc tổ chức dạy học nhóm hiệu quả thì không ít người lảng tránh. Họ cho rằng, các học phần thuộc khối kiến GDQP và An ninh chỉ là những học phần bổ trợ kiến thức, không liên quan đến chuyên môn, đến lĩnh vực hoạt động sau này; chỉ cần học kiến thức trong sách giáo khoa là đủ, cần gì tổ chức đổi mới dạy học nhóm hoặc thay đổi phương thức tổ chức dạy học cho tốn thời gian, tiền bạc, công súc. Từ đó dẫn đến hiện tượng:

Giảng viên giảng dạy chỉ là xây dựng, tổ chức cho xong. Không chú trọng đầu tư vì theo họ, “có ai để ý đâu"mà cầu kỳ trong tổ chức. Từ đó, giảng viên lên kế hoạch nhưng không hào hứng, chưa xây dựng chủ đề nhóm hấp dẫn, có chiều sâu. Giáo án hoạt động còn sơ sài, chưa tâm huyết tìm ra các hình thức hoạt động đa dạng nên khó thu hút được sinh viên tham gia.

Thứ hai, khâu tổ chức hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, còn chắp vá nội dung, khiên cưỡng trong hoạt động. Đối tượng lựa chọn tham gia chưa phù hợp. Hoạt động nhóm thực hành chưa căn cứ vào đối tượng sinh viên. Chưa tiến hành phân loại gắn với đặc thù nghề nghiệp của các em. Nội dung và phương pháp lựa chọn chưa sáng tạo, chưa sát với yêu cầu của thực tế xã hội.

Thứ ba, khâu quản lí giám sát hoạt động đôi khi còn lỏng lẻo, chủ quan. Giảng viên phụ trách chưa xây dựng kế hoạch chưa chi tiết toàn khoá. Chưa có sự tương tác, tham vấn, phối hợp giữa các học phần. Khi hoạt động diễn ra không cử người giám sát (tham dự, góp ý) cho hoạt động có chất lượng cao và hiệu quả bền vững.

Thứ tư, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giảng viên giảng dạy với cán bộ phụ trách lớp, với các đoàn thể trong nhà trường để nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm mục tiêu phát triển toàn diện. Chính vì sự thiếu ăn khớp nên hiệu quả của hoạt động nhóm chưa thu hút được sự tham gia đông đủ của các đối tượng sinh viên.

Thứ năm, phương pháp sử dụng kết hợp các phương tiện chưa hài hòa, hiệu quả chưa cao. Cách chọn tranh ảnh, phóng sự chưa tiêu biểu, khâu chuẩn bị chưa chu đáo (âm ly, loa đài, ánh sáng) hiệu quả chưa cao. Trong quá trình tổ chức, khi hoạt động đang ở giai đoạn hấp dẫn thì âm thanh bị trục trặc, ánh sáng không đảm bảo cũng khiến cho hoạt động thiếu hiệu quả. Nhiều buổi thuyết trình không diễn ra như kịch bản do trục trặc kỹ thuật, trò chơi bị ngắt quãng vì các phương tiện hỗ trợ hỏng hóc…

Tất cả những nguyên nhân nêu trên trở thành những rào cản khiến cho hoạt động nhóm ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thực hiện đầy đủ và hiệu quả như kỳ vọng của BGĐ, khoa chuyên môn và bản thân các em sinh viên đang theo học.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)