6. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Sự cần thiết dạy học nhóm tại GDQP&AN ĐHTN
Những năm qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, công tác quốc phòng, an ninh nước ta luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được giữ vững, công tác giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQP - AN) ngày càng được tăng cường, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng đã khẳng định: Cầntăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Trong đó cần chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho thế hệ trẻ nhằm nâng cao nhận thức và bồi đắp lý tưởng sống, giá trị sống gắn với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.
Nghị định 116/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về quốc phòng - an ninh chỉ rõ: Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục & đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể... Tuy nhiên, trong tổ chức dạy học bộ môn này còn chưa quan tâm, đầu tư đúng
mức. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nội dung này nói chung, tổ chức dạy học nhóm các học phần giáo dục quốc phòng tại Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN nói riêng là hết sức cần thiết, bởi:
Dạy học nhóm tại Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục, đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai đồng bộ các nội dung, biện pháp, nhằm đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, trong đó có công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên.
Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị định của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo bằng nhiều chủ trương, biện pháp sáng tạo, sát với chức năng, nhiệm vụ của Ngành và đạt được kết quả quan trọng. Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương tham mưu cho Chính phủ và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên. Hệ thống các trung tâm, các khoa (bộ môn) giáo dục quốc phòng ở các trường đại học được quan tâm xây dựng, củng cố về mọi mặt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đẩy mạnh. Nội dung, chương trình môn học từng bước được chuẩn hóa, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên đi vào nền nếp, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, tổ chức dạy học nhóm riêng trong dạy học các học phần GDQP ở Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN là hết sức cần thiết.
Dạy học nhóm tại Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN đáp ứng yêu cầu của chương trình dạy học mới.
Nếu như chương trình GDQP-AN theo Thông tư số: 81/2007/QĐ- BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 ban hành khung chương trình giáo dục quốc phòng gồm 3 nội dung với thời lượng 8 đơn vị học trình thì nay đã có sự thay đổi gắn với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống chính trị thế giới và tình hình thực tiễn trong nước, gắn với mục tiêu giáo du ̣c quốc phòng và an ninh cho ho ̣c sinh, sinh viên trong các trường trung cấp sư pha ̣m, cao đẳng sư pha ̣m và trườ ng đa ̣i ho ̣c, ho ̣c viên, đa ̣i ho ̣c quố c gia, đa ̣i ho ̣c vùng (sau đây go ̣i là cơ sở giáo dục đa ̣i học) là môn ho ̣c chính khóa. Mục tiêu của chương trình GDQP&AN góp phần:
Giúp sinh viên có những hiểu biết ban đầu về nền quố c phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thố ng chố ng giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vu ̣ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.
Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quố c phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quố c phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lươ ̣ng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thứ c về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vu ̣ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc.
Và 4 chủ điểm giáo dục là: Giáo dục đườ ng lối quốc phòng và an ninh củ a Đảng Cộng sản Việt Nam; Công tác quốc phòng và an ninh; Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng ngắn và sử du ̣ng lựu đa ̣n; Hiểu biết chung về quân, binh chủ ng. Như vậy, với nội dung chương trình như trên cùng với thời lượng thực hành và rèn luyện kỹ năng nhiều thì việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, tổ chức dạy học nhóm nói riêng là vô cùng hữu ích.
Dạy học nhóm các học phần GDQP&AN còn đáp ứng chính yêu cầu thực tiễn của công tác dạy và học tại Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN.
Thực tiễn dạy và học tại Trung tâm cho thấy, để hoạt động dạy học thực sự đạt chất lượng và hiệu quả thì việc đổi mới PPDH cần phải được quan tâm, đầu tư hàng đầu. Trong nhiều phương pháp dạy học được vận dụng tại Trung tâm GDQP&AN-ĐHTN thì phương pháp dạy học nhóm với những ưu điểm vượt trội đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Với những kiến thức khô khan; với những yêu cầu khắc khe của kỷ luật thao trường; với những đòi hỏi về sự linh hoạt trong kỹ thuật quân sự; với những trải nghiệm sáng tạo của nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực QPAN thì hoạt động nhóm trở thành một trong những hình thức vô cùng hiệu quả.
Như vậy, dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&AN- ĐHTN đã và đang trở thành một trong những hình thức tổ chức dạy học được vận dụng một cách phổ biến trong cả 4 học phần giáo dục. Cùng với nhiều hình thức tổ chức và PPDH khác, dạy học nhóm góp phần quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Giúp các bạn sinh viên càng ngày càng trở nên yêu thích và đánh giá cao về ý nghĩa, vị thế của môn học này trong tổng thể chương trình đào tạo.
Kết luận chương 1
Dạy học nhóm có một vai trò rất quan trọng trong việc dạy học ở các Trung tâm GDQP&AN nói chung và có tác dụng tích cực, hiệu quả cho việc giảng dạy ở Trung tâm GDQP&AN- Đại học Thái Nguyên nói riêng bởi mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khỏe thẩm mĩ và nghề nghiệp, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân cung như các kỹ năng quân sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ việc phân tích các đặc điểm của Dạy học nhóm có thể thấy, nếu người dạy có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng tiếp nhận thì dạy học nhóm sẽ phát huy tối đã những ưu thế để từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Điều quan trọng là GV phải bám sát quan điểm chỉ đạo theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và nội dung học theo quy định của luật GDQP&AN. Cập nhật thông tin mới vì sự phát triển của xã hội và đất nước. Gắn với thực tiễn giảng dạy các nội dung GDQP&AN để phối hợp các phương pháp khác để nâng cao chất lượng môn học. Khơi dậy khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin. Hình thành các kĩ năng quân sự cần thiết cho SV. Đặt SV làm đối tượng trung tâm phát triển năng lực SV. Thực hiện bước chuyển trong chương trình giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học.
Dạy học theo nhóm còn thúc đẩy khả năng tự vận dụng kiến thức môn học vào đời sống thực tiễn tạo hứng thú, say mê cho SV trong việc khám phá và tiếp nhận môn học vốn cho là khô khan, cứng nhắc nhưng trên thực tế lại rất phong phú về nội dung tri thức nghệ thuật quân sự và kiến thức xã hội. Góp phần đổi mới quan điểm, quan niệm về môn học GDQP&AN.
Chương 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC NHÓM Ở TRUNG TÂM
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN