Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 45 - 57)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Những kết quả đạt được

Để đánh giá một cách khách quan hiệu quả của việc dạy học nhóm gắn với nội dung, chương trình các học phần dạy học trong những năm vừa qua tại GDQP & AN ĐHTN, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở cả 3 khối trường: Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Đại học Y dược Thái Nguyên, Đại học Sư phạm Thái Nguyên trong năm học 2015-2016 với quy trình sau:

1. Mục đích khảo sát

a. Đối với sinh viên:

- Mức độ nhận thức của sinh viên trong việc xác định những hình thức hoạt động giúp các em chủ động tìm hiểu, khám phá tri thức.

- Nhận thức của học sinh về vai trò của tổ chức dạy học nhóm.

- Nhận thức của sinh viên về quy trình, mục tiêu tổ chức hoạt động nhóm. - Mức độ tham gia của sinh viên đối với các hoạt động nhóm.

- Mức độ yêu thích của học sinh và hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động nhóm.

b. Đối với giảng viên

- Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.

- Đánh giá của giảng viên về thực trạng tổ chức các hoạt động nhóm trong dạy học.

- Đánh giá của giảng viên về mức độ nhận thức của sinh viên sau khi dạy học nhóm.

- Đánh giá của giảng viên mức độ biểu hiện hành vi tham gia hoạt động nhóm của sinh viên.

c. Đối với Ban Giám đốc trung tâm (BGĐTT)

- Đánh giá của BGĐTT về tầm quan trọng của dạy học nhóm trong dạy học ở trung tâm GDQP&AN- ĐHTN.

- Nhận thức của BGĐTT về các nội dung tổ dạy học nhóm. - Đánh giá của BGĐTT về hiệu quả dạy học nhóm.

- Đánh giá của BGĐTT về nhận thức, biểu hiện hành vi tham gia hoạt động nhóm của sinh viên.

- Đánh giá của BGĐTT về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nhóm.

- Đánh giá của BGĐTT về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động nhóm.

2. Kết quả khảo sát

Để có được kết quả một cách khách quan, chúng tôi tiến hành lấy phiếu điều tra ở 3 đối tượng như đã nêu trên, với tổng số 500 phiếu, trong đó:

- Ban Giám hiệu và các phòng, ban chức năng: 20 phiếu - Giáo viên đứng lớp: 30 phiếu

- Sinh viên Đại học kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái nguyên: 150 phiếu - Sinh viên Đại học Sư phạm - ĐHTN: 150 phiếu.

- Sinh viên Đại học Y Dược - ĐHTN: 150 phiếu. Với 3 mẫu phiếu:

Kết quả cụ thể:

* Đối với sinh viên:

- Nhận thức của sinh viên về vai trò của dạy học nhóm và tổ chức dạy học nhóm.

Để tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức của học sinh THPT về các hoạt động ngoại khóa hiện nay có vai trò như thế nào, chúng tôi nêu câu hỏi 1 ở mẫu khảo sát số 3 (phụ lục 3) dành cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên gồm 4 mức độ quan trọng khác nhau. Kết quả thu được qua bảng thống kê tính theo tỉ lệ % như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của dạy học nhóm

Stt Mức độ Kết quả (số phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Quan trọng 270 60,1

2 Rất quan trọng 100 22,2

3 Ít quan trọng 60 13,3

4 Không quan trọng 20 4,4

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học cá nhân năm học 2015 -2016

Thông qua kết quả trên có thể nhận thấy, đại đa số các em sinh viên đều xác định việc đổi mới cách thức tổ chức và phương pháp dạy học nói chung, tổ

chức dạy học nhóm nói riêng có một vai trò quan trọng (82,3%) trong hoạt động học tập của mình. Điều đó cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học thay cho phương pháp dạy học truyền thống như trước đây đối với các môn đặc thù tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN là vô cùng thiết yếu, hấp dẫn với bản thân các em sinh viên đang học tập tại trung tâm.

- Nhận thức của sinh viên về những mục tiêu dạy học nhóm

Để tìm hiểu mức độ nhận thức của học sinh về 4 mục tiêu cơ bản dạy học nhóm ở các góc độ khác nhau, chúng tôi nêu câu hỏi 2 trong phiếu khảo sát học sinh (phụ lục 3) Kết quả thu được theo tỉ lệ % như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về mục tiêu dạy học nhóm

STT Mục tiêu tổ chức dạy nhóm

Đồng ý Phân vân Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Phát huy tính tích cực chủ động của người học 445 98,8 5 1,2 0 0

2 Rèn luyện các kỹ năng cho

người học 445 98,8 3 0,7 2 0,5

3 Góp phần giáo dục đạo đức,

nhân cách cho người học 440 97,7 5 2,3 0 0

4 Mở rộng, nâng cao kiến thức

bộ môn 430 95,5 10 4,5 10 4,5

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học cá nhân năm học 2015 -2016

Từ kết quả điều tra trên cho thấy, trong 4 mục tiêu cơ bản nêu, đại bộ phận các em đều có nhận thức tốt về việc phát huy tính tính tích cực, tự giác cho người học mà dạy học nhóm đem lại. Điều đó chứng tỏ, trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học nhóm nói riêng tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN đã đạt nhiều hiệu quả tích cực, giúp các em có cách nhìn thiện cảm, ủng hộ và yêu mến các hoạt động dạy học được tổ chức trong trung

tâm và coi đó như là một trải nghiệm, cơ hội để rèn luyện các kĩ năng cần thiết, đồng thời qua đó, các em hoàn thiện được đạo đức, nhân cách của bản thân.

- Về mức độ tham gia của sinh viên đối với các nội dung học tập được thiết kế theo loại hình dạy học nhóm:

Mức độ tham gia là kết quả của quá trình nhận thức, thái độ, niềm tin của sinh viên đối với việc giảng viên áp dụng thiết kế dạy học dưới dạng thức nhóm thay cho phương pháp dạy học truyền thống. Trên cơ sở kết quả nhận thức của sinh viên về các nội dung và các loại hình tổ chức nhóm, chúng tôi thu được kết quả qua bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Mức độ tham gia của học sinh đối với các nội dung và các loại hình hoạt động nhóm

STT Nội dung và loại hình

hoạt động Thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Không Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Nhóm thảo luận lý thuyết 400 50 275 68,7 125 31,3 0 0

2 Nhóm bài tập nội dung 380 70 230 60,5 150 39,5 0 0

3 Nhóm hoạt động kỹ thuật 340 110 200 58,8 140 41,2 0 0

4 Nhóm thực hành kỹ năng 440 10 400 90,9 40 9,1 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học cá nhân năm học 2015 -2016 - Mức độ học sinh yêu thích và hiệu quả của các loại hình tổ chức hoạt động:

Bảng 2.4. Mức độ học sinh yêu thích và cho ý kiến về hiệu quả của các loại hình tổ chức hoạt động nhóm

STT Nội dung và loại hình

hoạt động

Mức độ yêu thích Hiệu quả

Rất thích Thích Bình thường Không thích Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Khôn g hiệu quả

2 Nhóm bài tập nội dung 350 20 30 50 350 20 30 50

3 Nhóm hoạt động kỹ thuật 300 30 70 50 320 50 30 50

4 Nhóm thực hành kỹ năng 400 20 20 10 330 70 30 20

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học cá nhân năm học 2015 -2016

Từ kết quả bảng 2.4, có thể thấy, 4 loại hình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN được các em rất ủng hộ, hứng thú tham gia và đạt hiệu quả giáo dục cao vì phù hợp với nhu cầu, sở thích lứa tuổi, đồng thời giúp các em có được cơ hội để trải nghiệm cuộc sống của một sĩ quan dự bị mà theo quan niệm của nhiều em, đó là một đội ngũ hiện thân lực lượng phòng vệ của dân tộc.

* Đối với giảng viên:

- Tìm hiểu nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng vận dụng hình thức dạy học nhóm ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của của đổi mới phuơng pháp, hình thức tổ chức dạy học nói chung, vận dụng dạy học nhóm nói riêng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN, chúng tôi nêu câu hỏi 1 theo mẫu (phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của dạy học nhóm

STT Tầm quan trọng Số lượng Kết quả

1 Rất quan trọng 20 66,7%

2 Quan trọng 7 23,3%

3 Ít quan trọng 3 10%

4 Không quan trọng 0 0.0%

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học cá nhân năm học 2016 -2017

Từ những số liệu trên cho thấy, đa số các giáo viên (66,7%) đã xác định việc đổi mới phương pháp dạy học nhất là việc áp dụng có hiệu quả dạy học nhóm có một vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các

nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Không có bất cứ giảng viên nào cho đây hoạt động vô bổ, không quan trọng, không có vai trò gì. Điều đó cho thấy, những người làm công tác giảng dạy đã rất coi trọng việc đổi mới cách thức tổ chức và phương pháp dạy học, thông qua vận dụng dạy học nhóm nội dung chương trình giáo dục đặc thù trong thực tiễn dạy học tại trung tâm. Để khách quan hơn, chúng tôi cũng khảo sát thực trạng loại hình dạy học nhóm đã được triển khai trong năm học vừa qua bằng câu 2 (phụ lục 2). Kết quả thu được theo tỉ lệ phần trăm như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của giảng viên về hiệu quả dạy học nhóm

STT

Các nội dung tổ chức dạy học nhóm

Thực hiện (%) Hiệu quả (%)

Không Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Đường lối quân sự của ĐCSVN 28 2 17 59.6 21.3 2.1

2 Công tác QP-AN 26 4 36.6 52.2 8.5 2.7

3 Quân sự chung 25 5 18,7 49,3 16.5

4 Nội dung chiến thuật, kỹ thuật 29 1 42.5 50.0 4.3 2.2

Nguồn: Số liệu điều tra xã hội học cá nhân năm học 2015 -2016

Từ kết quả trên cho thấy, đa số giáo viên đều đánh giá cao việc tổ chức và hiệu quả mà dạy học nhóm đem lại trong tổ chức dạy học một số nội dung đặc thù. Điều đó chứng tỏ, đổi mới phương pháp dạy học mà trước hết là dạy học nhóm hiệu quả thay cho lối truyền thụ một chiều tạo nên những hiệu ứng tích cực không chỉ riêng đối với người học mà còn là sự mong mỏi của đa số các thầy cô giáo đứng lớp tại trung tâm.

- Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng các loại hình dạy học nhóm đang được áp dụng tại trung tâm:

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của các loại hình dạy học nhóm

hoạt động Rất thích Thích Bình thường Không thích Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả

1 Nhóm thảo luận lý thuyết 10 18 2 0 10 10 5 5

2 Nhóm bài tập nội dung 8 12 10 0 8 12 6 4

3 Nhóm hoạt động kỹ thuật 10 18 2 0 10 10 7 3

4 Nhóm thực hành kỹ năng 10 18 2 0 15 10 5 0

Nhìn vào kết quả khảo sát có thể nhận thấy, mức độ quan trọng của các nội dung và loại hình dạy học nhóm đang được áp dụng tại trung tâm cũng được bản thân các thầy cô đánh giá cao. Theo các thầy cô, dạy học nhóm dù tổ chức chủ yếu dưới 4 loại hình nêu trên, song đã đạt được những hiệu quả tích cực. Để có những đánh giá khách quan hơn, chúng tôi tiếp điều tra về mức độ vận dụng và hiệu quả của các loại hình dạy học nhóm này, kết quả cụ thể như sau:

- Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các loại hình dạy học nhóm (bảng 2.8).

Bảng 2.8. Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các loại hình dạy học nhóm

STT Mức độ quan trọng (%) Các loại hình DHN Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

1 Nhóm thảo luận lý thuyết 48,3 24,4

2 Nhóm bài tập nội dung 55,7 25,9

3 Nhóm hoạt động kỹ thuật 55,8 22,1

4 Nhóm thực hành kỹ năng 60,1 32,5

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các thầy cô đều cho rằng, những loại hình dạy học nhóm hiện đang được sử dụng chủ yếu ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN là rất quan trọng, cần phải áp dụng một cách thường

xuyên, phổ biến. Điều này tiếp tục được khẳng định trong bảng 2.9 khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí trong dạy học nhóm.

Bảng 2.9. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của dạy học nhóm tại Trung tâm GDQP&AN-ĐHTN

STT Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về vai trò của dạy

học nhóm 20 6 4 0 20 5 5 0

2

Xây dựng hệ thống các chủ đề dạy học theo nhóm phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, nội dung môn học

20 5 5 0 20 5 5 0

3

Xây dựng quy trình dạy học nhóm theo định hướng năng lực và tổ chức dạy học hiệu quả

20 6 4 0 16 6 8 0

4

Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu

quả dạy học nhóm 20 6 4 0 22 4 4 0

5

Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực,

sáng tạo của người học 20 10 0 0 20 6 4 0

6

Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất đồng thời tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong dạy học nhóm

25 5 0 0 15 5 5 5

Từ kết quả khảo sát trên, có thể khẳng định rằng, các thầy cô giáo đã có nhận định rất các xác đáng về vai trò, mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm dạy học nhóm hiệu quả. Trong đó, đại đa số giảng viên đánh giá cao nhất việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí nhằm dạy học nhóm hiệu quả; nội dung này đạt tỉ lệ 100%, và hiệu quả được đánh giá là 90% có thể thực hiện được.

Các biện pháp khác như: Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về vai trò của dạy học nhóm; Xây dựng hệ thống các chủ đề dạy học nhóm phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, nội dung môn học; Xây dựng quy trình dạy học theo nhóm theo định hướng năng lực và tổ chức dạy học hiệu quả; Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức dạy học nhóm; Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, cũng đều được các giảng viên cho đó là rất cần thiết và có tính khả thi khi thực hiện.

* Đối với Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng:

- Về tầm quan trọng của dạy học nhóm

Bảng 2.10. Đánh giá của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng về tầm quan trọng của dạy học nhóm

STT Tầm quan trọng Số lượng Kết quả

1 Rất quan trọng 12 60%

2 Quan trọng 4 20%

3 Ít quan trọng 4 20%

4 Không quan trọng 0 0%

So sánh với kết quả ở bảng 2.10 với bảng 2.5 (Thực trạng nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của dạy học nhóm), và bảng 2.1 (Thực trạng nhận thức của sinh viên về vai trò của tổ chức dạy học nhóm), chúng tôi nhận

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)