6. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Những hạn chế trong dạy học nhó mở trung tâm GDQP&AN ĐHTN
Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được thì trong dạy học nhóm tại trung tâm GDQP&AN-ĐHTN vẫn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục. Để đánh giá một cách khách quan những tồn tại, hạn chế trong xây dựng, dạy học nhóm tại trung tâm GDQP&AN-ĐHTN, chúng tôi tiến hành bằng cả hình thức phỏng vấn trực tiếp học sinh với sử dụng phiếu điều tra xã hội học.
Trong quá trình khảo sát thực tế, hầu hết sinh viên được phỏng vấn đều cho rằng dạy học nhóm tại trung tâm GDQP&AN-ĐHTN còn quá nghèo nàn về hình thức tổ chức (87,6% ý kiến). Thường chỉ tập trung vào 4 hình thức cơ bản như: dạy học nhóm lý thuyết, dạy học nhóm bài tập, nhóm kỹ thuật, nhóm thực hành… Trong khi có thể tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng hơn, linh hoạt hơn. Mặt khác, kỹ thuật chia nhóm cũng còn khá khiên cưỡng. Phần đa chỉ áp dụng những cách chia nhóm thông thường.
Thứ hai, cách thức tổ chức, kịch bản tổ chức cũng chưa thực sự được đầu tư. Phần lớn các kịch bản dạy học nhóm vẫn mang nặng vấn đề học thuật chuyên môn, Chưa căn cứ vào đối tượng mà chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức để chia nhóm. Việc thiết kế và triển khai kế hoạch nhóm còn chậm, nặng
về hình thức và nội dung chứ chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng. Thời điểm và thời gian tổ chức cũng chưa thật khoa học (thời gian tổ chức hoạt động quá ngắn hoặc quá dài).
Thứ ba, nội dung hoạt động chưa hay, chưa sáng tạo, giữa các khối chưa có nhiều sự phân loại, còn trùng lặp trong cả nội dung và hình thức biểu đạt. Nội dung nhóm chưa liên quan nhiều đến thực tiễn, đến những vấn đề mà sinh viên quan tâm như: trách nhiệm cộng đồng, với tổ quốc; Nhận diện các quan điểm sai trái thù địch; Ảnh hưởng của vấn đề hạt nhân trong thời đại số; những vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới biến đổi…
Thứ tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học nhóm còn chưa đồng bộ, nghèo nàn và thiếu đồng bộ. Dù là một hoạt động được BGĐ trung tâm quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Song trong thực tế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được những hoạt động tập thể có số lượng lớn học sinh. Khi thời tiết không thuận lợi khó có thể tổ chức thành công vì không có phòng chuyên dụng. Các phương tiện hỗ trợ như âm thành loa đài, các thiết bị dùng cho sân khấu chưa đảm bảo hoặc thiếu hụt quá nhiều.
Thứ năm, trong tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế nên hiệu quả không cao. Cụ thể: năng lực tổ chức của giáo viên còn hạn chế. Giáo viên phụ trách môn học còn ít về số lượng, công việc quá nhiều, ngoài giảng dạy còn tham gia quản lý sinh viên nên chưa giành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết cho xây dựng, thiết kế các hoạt động dạy học nhóm. Hơn nữa, dù ý thức được vai trò, vị thế của đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học song do thiếu kỹ năng và phương pháp tổ chức nên trong thực hiện nhiệm vụ còn khiên cưỡng, máy móc, nặng về nội dung, ít chú trọng đến hình thức; ngại thay đổi, thiếu những hoạt động mang tính trải nghiệm sáng tạo.
Thứ sáu, khâu tổ chức quản lý và phối hợp hoạt động cũng còn nhiều hạn chế. Trong thực tế, dù Ban Giám đốc phối hợp với tổ bộ môn trực tiếp quản lý, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, quá trình xây dựng, tổ
chức và triển khai các dạy học nhóm cũng chưa thật sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Còn khá nhiều học phần vẫn thuần tuý tổ chức dạy học theo cach thức truyền thống; công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc chưa kịp thời, còn mang tính hình thức, phó mặc cho người giảng viên. Công tác tư vấn, hỗ trợ, phối hợp chưa tốt, vẫn mang tính cục bộ, phân nhánh, chia đều, còn chú trọng số lượng hoạt động chưa đầu tư, quan tâm, đến chất lượng, hiệu quả hoạt động. Chính sách hỗ trợ, tạo động lực còn yếu và thiếu, chưa kịp thời. Công tác thi đua, khen thưởng gắn với nội dung này chưa nhiều…
Tất cả những hạn chế, tồn tại nêu trên tác động không nhỏ đến hiệu quả tổ chức hoạt động dạy học nói chung, dạy học nhóm nói riêng.