Kết hơp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 72 - 74)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Kết hơp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả

lực cho người học là rất cần thiết.

3.2.4. Kết hơp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nhóm dạy học nhóm

Mỗi một phương pháp có một vị thế vai trò riêng. Không thể có một phương pháp vạn năng cho mọi nội dung tri thức. Dạy học nhóm với những ưu

thế riêng, đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần GDQP&AN. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học thì việc kết hợp linh hoạt các phương pháp là hết sức cần thiết. Trong dạy học nhóm ở trung tâm hiện nay cần:

Thứ nhất, cần thiết kế bài giảng dạy học nhómtheo hướng tích hợp nội dung

Dạy học tích hợp đưa những kiến thức, kỹ năng ở một môn học hoặc một phần học và sử dụng những tri thức ấy như công cụ trong nghiên cứu, học tập các môn học khác, hoặc trong các phần khác của cùng một môn học. Do đặc thù từng môn, từng phần, từng nội dung mà dạy học tích hợp được áp dụng một cách linh hoạt.

Như vậy, tích hợp trong các môn học GDQP&AN là đưa những nội dung giáo dục có liên quan để hình thành các chủ đề dạy học như: tích hợp giáo dục giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; giáo dục hình thành các kỹ năng quân sự... Nghĩa là dạy cho SV biết cách sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực ở người học đồng thời, xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của môn học để đảm bảo cho SV khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức, năng lực của mình vào giải quyết các tình huống đang diễn ra trong cuộc sống thực tiễn.

Dạy học tích hợp có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy và học nhất là đối với SV ở các Trung tâm GDQP&AN. Các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn dễ hấp dẫn SV tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho SV. Bên cạnh đó, SV được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, giúp cho các em không học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như ứng dụng các kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Mặt khác, dạy học tích hợp còn có tác dụng lôi cuốn SV vào việc phân tích và đánh giá các sự kiện, hành vi, hiện tượng trong đời sống xã hội, trong trường, trong lớp. Trên cơ sở đó, hình thành cho người học thái độ đúng đắn, và luyện được nhiều kỹ năng, biết tìm kiếm thông tin gắn với nội dung bài học nhanh hơn.

Như vậy, tổ chức dạy học nhóm các môn học GDQP&AN sẽ phát huy tác dụng nếu GV biết lồng ghép và xây dựng các hình thức dạy học khác với dạy học nhóm theo hướng tích hợp.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THỨC tổ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn ĐƯỜNG lối QUÂN sự của ĐẢNG ở TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)