7. Cấu trúc luận văn
3.4.2 Đánh giá định lượng
Tiến hành cho HS làm bài kiểm tra đánh giá năng lực BDTH của HS. Chấm và đánh giá mức độ hoàn thành. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê nhằm đánh giá hiệu quả của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.
Bài kiểm tra trước khi thực nghiệm, luận văn đưa ra hai câu:
Câu 1: Đánh giá khả năng xem hình, đồ thị,..., nhận ra các quan hệ toán học, biết chuyển đổi từ ngôn ngữ hình học sang ngôn ngữ kí hiệu.
Biết đưa ra những khẳng định bằng ngôn ngữ kí hiệu.
Khả năng trình bày lời giải, giải thích, lập luận có căn cứ và biểu diễn bằng NNTN, NNTH.
Câu 2: Đánh giá khả năng đọc hiểu BDTH và chuyển đổi từ biểu diễn minh họa sang biểu diễn bằng NNTH.
Khả năng chuyển đổi biểu diễn dạng mô hình sang biểu diễn bằng ngôn ngữ kí hiệu.
Khả năng BDTH (khi HS sử dụng NNTN và NNTH để trình bày lời giải). Kết quả trước khi dạy thực nghiệm:
Bảng 3.1: Kết quả của hai lớp trước thực nghiệm
Mức độ hoàn thành Lớp thực nghiệm (40 HS) Lớp đối chứng (42 HS) SL % SL % Bài tập 1 34 85 36 85,7 Bài tập 2 31 77,5 32 76,2
Biểu đồ 3.2: Kết quả cả hai lớp trước thực nghiệm
Nhận xét: Đối với bài tập 1, lớp thực nghiệm chiếm 85% còn lớp đối chứng là 85,7%. Đối với bài tập 2, lớp thực nghiệm chiếm 77,5% còn lớp đối chứng là 76,2%. Như vậy, có thể thấy chất lượng của lớp thực nghiệm hơi thấp hơn so với lớp đối chứng nhưng sự chênh lệch này không nhiều, có thể nói HS hai lớp có trình độ tương đối đồng đều.
Bài kiểm tra sau khi tiến hành thực nghiệm gồm ba câu:
28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Bài tập 1 Bài tập 2
KẾT QUẢ TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Câu 1: Đánh giá năng lực BDTH với biểu hiện biết đọc hình, biểu diễn các quan hệ toán học tương thích với điều kiện cụ thể.
Câu 2: Đánh giá khả năng giải mã và tạo mã các yếu tố cho trên đồ thị. Câu 3: HS phải biết chuyển đổi biểu diễn, hiểu và sử dụng kí hiệu toán học trong thực hành giải toán.
Kết quả sau khi dạy thực nghiệm:
Bảng 3.2: Kết quả của HS hai lớp sau khi thực nghiệm
Mức độ hoàn thành Lớp thực nghiệm (40 HS) Lớp đối chứng (42 HS) SL % SL % Bài tập 1 36 92,5 34 85 Bài tập 2 34 85 33 82,5 Bài tập 3 31 77,5 30 75
Biểu đồ 3.3: Kết quả của HS hai lớp sau khi thực nghiệm.
Sau thực nghiệm, kết quả bài kiểm tra đã cho thấy tác động rõ nét của các biện pháp được luận văn đề xuất đối với khả năng BDTH cũng như kết quả học tập của HS trong lớp thực nghiệm. Với bài tập 1, tỉ lệ HS hoàn thành tức là đạt yêu cầu biểu hiện biết đọc hình, biểu diễn các quan hệ toán học tương thích với điều kiện cụ thể ở lớp thực nghiệm chiếm 92,5 % còn lớp đối chứng là 85%. Bài tập 2 yêu cầu khả năng giải mã và tạo mã các yếu tố cho trên đồ thị thì có 85% HS lớp thực nghiệm hoàn thành và ở lớp đối chứng là 82,5 %. Ở bài tập 3, HS
27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
phải biết chuyển đổi biểu diễn, hiểu và sử dụng kí hiệu toán học trong thực hành giải toán. Đây là bài tập thể hiện rõ sự phân hóa về năng lực mà HS đạt được, tỉ lệ HS hoàn thành ở lớp thực nghiệm là 77,5 % còn lớp đối chứng là 75 %. Như vậy, chỉ qua kết quả hai bài tập đã có sự khác nhau rõ rệt về tỉ lệ hoàn thành ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Kết quả trước thực nghiệm của hai lớp coi như tương đương nhau nhưng kết quả sau thực nghiệm đã cho thấy tỉ lệ HS hoàn thành các bài tập 1,2 ở lớp thực nghiệm đã cao hơn lớp đối chứng dù tỉ lệ này không quá nhiều.
Ý kiến nhận định của GV tham gia thực nghiệm: năng lực BDTH đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của HS nên cần tăng cường rèn luyện, bồi dưỡng năng lực BDTH cho HS. Các tiết học có hoạt động BDTH đều tạo ra được không khí học tập sôi nổi, thu hút HS tham gia thực hiện các yêu cầu được đưa ra. Những hoạt động BDTH làm cho nội dung toán học giảm bớt tính trừu tượng trở nên dễ hiểu đồng thời mang lại hứng thú cho HS.