7. Cấu trúc luận văn
3.4.1 Đánh giá định tính
Biện pháp: để có những đánh giá chính xác và có hiệu quả, tôi đã tiến hành trao đổi nhanh với GV và HS sau tiết dạy thực nghiệm, nghiên cứu vở ghi, khảo sát kết quả kiểm tra sau tiết học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Kết quả:
Trước khi bắt đầu thực nghiệm, thông qua nhận xét, đánh giá của GV giảng dạy và qua một số bài kiểm tra, cả HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có một số điểm chung như sau:
Trong giờ học, HS tập trung, chú ý nghe giảng, theo dõi, ghi chép và thực hiện các nhiệm vụ GV đưa ra như trả lời câu hỏi, trình bày bài giải, thảo luận nhóm,... Tuy nhiên, còn nhiều HS thường mắc lỗi tóm tắt hay ghi giả thiết thiếu ý; Khả năng sử dụng các kí hiệu toán học trong trình bày chưa tốt dẫn đến việc ghi chép còn tùy tiện, thiếu nội dung,...; Đa số HS gặp khó khăn trong việc sử dụng NNTH; Nhiều HS còn lúng túng trong trình bày miệng cách giải, chứng minh,...; Lựa chọn cách biểu diễn các nội dung toán học chưa phù hợp dẫn đến cách giải cũng không tối ưu.
Trong quá trình học tập, hầu hết HS thường sử dụng các BDTH quen thuộc, làm theo hướng dẫn hay bắt chước cách làm của GV. HS chỉ biết áp dụng các BDTH một cách rập khuôn, chưa có thói quen sử dụng các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ,...như một công cụ hỗ trợ tư duy toán học hiệu quả.
Một số HS hiểu nhanh về nội dung kiến thức được học trên lớp nhưng khả năng tổng hợp, ghi nhớ các kiến thức lại chưa được tốt. HS chưa có thói quen tạo sơ đồ, bản đồ hệ thống hóa kiến thức.
Đối với GV, trong các nội dung, các hoạt động tổ chức dạy học thì các hoạt động chứa BDTH còn chưa nhiều. GV thường giải thích lí do giúp HS khi HS trình
bày chưa chính xác mà ít khi đưa ra gợi ý để HS diễn đạt hoặc trình bày lại. Hoạt động BDTH còn chưa được quan tâm nhiều trong quá trình dạy học.
Sau khi thực nghiệm, HS tham gia tiết học thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ ràng. HS nắm bắt kiến thức nhanh, ghi chép nội dung toán học chính xác, đầy đủ. HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập hơn so với lớp đối chứng. HS có thể đọc hiểu hình vẽ, đồ thị, nhận ra các mối quan hệ toán học được trình bày dưới dạng NNTH, kĩ năng vẽ đồ sơ đồ, đồ thị tăng lên. Đặc biệt, HS đã dần mạnh dạn, tự tin trình bày ý tưởng, hướng giải của bản thân; biết sử dụng sơ đồ, bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức; tư duy vận dụng kiến thức đã học và giải các bài toán thực tiễn.
Thông qua hoạt động nhóm, HS sẵn sàng chia sẻ hiểu biết của bản thân và biết cách tiếp nhận quan điểm, giải pháp của bạn học, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá rồi đưa ra được kết quả tốt nhất.
Đối với GV, có đánh giá tích cực về vài trò của BDTH đối với việc học tập của HS. Khả năng tổ chức, thực hiện các hoạt động BDTH cho HS được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Biết cách tận dụng, khai thác các tình huống phù hợp cho BDTH. Có sự nhạy cảm về ngôn ngữ trong quá trình dạy học từ đó có những điều chỉnh kịp thời bằng các tác động hợp lí, hiệu quả.