Đặc điểm nhân cách, trí tuệ của học sinh lớp 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy toán theo hướng tiếp cận phát triển năng lực biểu diễn toán học ở lớp 10 THPT (Trang 52 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.1 Đặc điểm nhân cách, trí tuệ của học sinh lớp 10

Bước vào lớp 10, Các em HS không chỉ bước vào giai đoạn học tập mới mà còn bước vào giai đoạn phát triển mới của bản thân mỗi HS. Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (thanh niên học sinh). Ở tuổi đầu thanh niên này các em đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể, đã có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và đẹp nhất.

Đến độ tuổi này, HS có hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng phong phú, phức tạp hơn. Trong gia đình, các em đã bắt đầu được bố mẹ trao đổi một số vấn đề như một người lớn. Ở nhà trường, hoạt động học tập diễn ra phức tạp hơn đòi hỏi các em tích cực và nỗ lực nhiều. HS đến trường chịu sự lãnh đạo của người lớn và phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất. Ngoài xã hội, các em được giao tiếp nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội và bắt đầu gặp gỡ nhiều mặt, nhiều vấn đề của cuộc sống. Nói chung, ở độ tuổi này vị trí của các em mang tính không xác định, có mặt được coi là người lớn lại cso mặt thì không.

Trong tất cả các quá trình nhận thức, tính chủ định được phát triển mạnh. Về tri giác: Tri giác của HS có độ nhạy cảm cao, quan sát trở nên có hệ thống và toàn diện hơn tuy nhiên còn cần sự hướng dẫn của giáo viên. Về trí nhớ: Ghi nhớ

giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng ngày một tăng lên, HS đã có tâm thế phân hóa trong ghi nhớ nhưng chính vì vậy mà xuất hiện tình trạng ghi nhớ đại khái, chung chung và đánh giá thấp việc ôn tập. Về chú ý: Thái độ lựa chọn của HS đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý, năng lưc di chuyển và phân phối chú ý cũng phát triển và hoàn thiện rõ rệt tuy nhiên HS còn chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập đến ý nghĩa thực tiễn hay sự ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Về tư duy: Hoạt động tư duy tích cực, độc lập hơn. Các em đã có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng độc lập, sáng tạo. Tư duy của các em đã chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển.

Nhân cách ở lứa tuổi này được phát triển với đặc điểm nổi bật là sự phát triển tự ý thức. Các em không chỉ nhận thức được cái tôi trong hiện tại mà còn nhận thức được vị trí của mình trong tương lai đồng thời các em cũng hiểu rõ những phảm chất, biểu hiện mối quan hệ nhiều chiều của nhân cách.

Dựa trên cơ sở sự phát triển nhân cách và trí tuệ của HS ở lứa tuổi này, GV cần hướng dẫn các em tự giáo dục, tích cực suy nghĩ trong khi tranh luận hay phân tích để HS tự rút ra kết luận, tổ chức tập thể học sinh giúp đỡ lẫn nhau và kiểm tra nhau trong học tập. Bên cạnh đó, GV cần tôn trọng ý kiến cá nhân của HS và phải khéo léo, tế nhị hướng dẫn giúp HS hiểu đúng vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy toán theo hướng tiếp cận phát triển năng lực biểu diễn toán học ở lớp 10 THPT (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)