7. Cấu trúc luận văn
2.1 Định hướng đề xuất các biện pháp phát triển năng lực biểu diễn toán
học cho học sinh trong dạy học toán 10 THPT
Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với mục tiêu giáo dục, đảm bảo về nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình môn Toán lớp 10 THPT
Mục tiêu của Chương trình GDPT mới (ban hành năm 2018) là giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; Khả năng tự học và ý thức tự học suốt đời; Khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; Khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Định hướng phát triển năng lực cho người học được xác định là một định hướng quan trọng trong Chương trình GDPT. Giáo dục không chỉ là trang bị các kiến thức, kĩ năng mà cần chú trọng việc phát triển năng lực cho người học bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Môn Toán cấp THPT ngoài những mục tiêu về kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản còn là góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho HS.
Trong Chương trình GDPT mới, phần giới thiệu tóm tắt về môn Toán đã nhấn mạnh phải đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt. Thống nhất về những nội dung cốt lõi, đồng thời dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường lựa chọn một số nội dung và triển khai kế hoạch giáo dục môn Toán phù hợp với điều kiện của từng vùng miền và cơ sở giáo dục,...nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương “một nội dung, nhiều sách giáo khoa”. Như vậy, dù ở mỗi địa phương hay cơ sở giáo dục khác nhau thì nội dung kiến thức phải đảm bảo theo chuẩn được quy định, việc lựa chọn nội dung phải hướng tới phát triển những năng lực cần thiết trong mục tiêu chương trình cụ thể.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là những tiêu chí, yêu cầu cơ bản mà HS cần phải đạt được sau khi học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng là cơ sở giúp GV soạn giáo án, đưa ra những bài tập phù hợp nhất đối với HS từ sách giáo khoa hay sách bài tập tùy vào điều kiện, tình hình thực tế của mỗi lớp học.
Do đó, việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt chính xác, mạch lạc ý tưởng của bản thân và hiểu ý tưởng của người khác cho HS vừa là mục tiêu vừa là định hướng xây dựng biện pháp bồi dưỡng năng lực BDTH cho HS lớp 10 THPT.
Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả Để đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả thì:
Thứ nhất, các biện pháp đưa ra cần tuân thủ lý luận dạy học bộ môn Toán và phù hợp với cơ sở lý luận của năng lực BDTH.
Thứ hai, cho HS thực hiện, tập luyện các hoạt động BDTH gồm: 1) Hoạt động nhận biết và hiểu được nội dung toán học của các BDTH một cách chính xác, logic, hệ thống (hoạt động giải mã); 2) Hoạt động liên kết, biến đổi hoặc tạo ra các BDTH phù hợp với các tình huống, bối cảnh cụ thể (hoạt động tạo mã); 3) Hoạt động lựa chọn, chuyển đổi các BDTH trong quá trình nhận thức, thực hành, ghi nhớ và GTTH (hoạt động chọn và chuyển mã).
Thứ ba, các biện pháp rèn luyện cần phù hợp với mức độ tư duy, đặc điểm nhận thức, tâm lý và hoạt động học tập của HS lớp 10 THPT (hay là tính vừa sức). Những yêu cầu, nhiệm vụ đưa ra phải phù hợp với mọi HS trong lớp, có thể phát huy hết những nỗ lực về trí tuệ, tư duy của HS.
Thứ tư, các biện pháp rèn luyện cần góp phần khắc phục những khó khăn, hạn chế những thiếu sót, sai lầm về BDTH của HS lớp 10 THPT hiện nay trong quá trình học tập môn Toán.
Bên cạnh đó, các biện pháp đưa ra rèn luyện năng lực BDTH cần đảm bảo phát huy được tính tích cực và tạo được hứng thú học tập cho HS. Khuyến khích được sự tự giác, chủ động của HS trong học tập và nghiên cứu.