Địa hình địa thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

3.1.2. Địa hình địa thế

Thành phố Điện Biên Phủ chủ yếu là dạng địa hình đồi núi và đồng bằng nghiêng dần theo hướng Bắc Nam, Đông Tây. Do ảnh hưởng của kiến tạo địa chất nên địa hình bị chia cắt, cấu trúc núi cao, đồi và đồng bằng. Độ cao trung bình từ 488 - 1.130 m so với mực nước biển.

Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng và đồng bằng: địa hình của thành phố Điện Biên Phủ rất thoải dọc theo hướng Bắc Nam, Đông Tây, địa hình thành phố có 2 dạng chính:

- Địa hình đồi núi cao trên 600 m; Đây là kiểu địa hình đặc trưng của thành phố Điện Biên Phủ, chiếm đến 70 % diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết ở các xã, phường trên địa bàn thành phố. Đỉnh cao nhất là 1.137m nằm ở dãy

núi phía Đông Bắc khu vực giáp ranh giữa xã Thanh Minh và xã Tà Lèng. Nhìn chung địa hình này phức tạp, gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình thung lũng và đồng bằng; Đây là loại địa hình nằm dọc theo sông Nậm Rốn ở phía Tây Nam thành phố, có tiềm năng về sản xuất Nông nghiệp. Đặc biệt có cánh đồng bằng phẳng có quy mô từ 50 - 100 ha thuộc địa bàn các phường Nam Thanh và Thanh Trường. Đây là nơi tập trung dân cư và sản xuất lương thực (lúa nước) của toàn thành phố.

Với địa hình như vậy, việc xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn tương đối thuận lợi và có ý nghĩa hết sức to lớn cho việc phòng hộ, môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp cho thành phố, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)