Thực trạng về chính sách nhân nuôiđộng vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 66 - 67)

Nhìn chung, nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã. Tại Điện Biên, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng, ban hành hướng dẫn kỹ thuật tạm thời về một số tiêu chí đảm bảo an toàn cho các trại nuôi, cơ sở nuôi ĐVHD hung dữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên; đồng thời cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực tiếp đề xuất các chính sách thuận lợi cho hoạt động nhân nuôi. Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm các huyện, thị, thành phố thường xuyên rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi trong việc cấp sổ nhân nuôi và cấp mã số trại nuôi đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành. Mặt khác nhanh chóng giải quyết và tạo mọi điều kiện để các hộ chăn nuôi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong cơ chế, chính sách đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tại Điện Biên vẫn tồn tại một số bất cập, khó khăn như:

Thứ nhất: việc định hướng cho người dân trong nhân nuôi động vật hoang dã vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các đối tượng nuôi chủ yếu được người dân tự nghiên cứu, lựa chọn, không có định hướng của các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn. Điều này đã dẫn đến nhiều đối tượng vật nuôi không phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ, hiệu quả thấp. Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng chưa có những giải pháp hữu ích nhằm nâng

cao kiến thức về nhân nuôi động vật hoang dã cho người dân, đặc biệt là việc tập huấn, đào tạo về kỹ thuật nuôi. Chính điều này đã khiến hoạt động chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)