CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.8. Tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên
Tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn thành phố được tổng hợp ở bảng 3.4 dưới dây:
Bảng 3.4. Tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên
STT Loại đất, loại rừng Mật độ cây tái sinh (cây/ha) Cây triển vọng (cây/ha) Ghi chú 1 Rừng phục hồi 4.500 6.500 1.500 - 3.000 2 Đất trống có cây gỗ tái sinh
rải rác 6.000 - 8.500 2.500 - 4.500
3 Đất trống chưa có cây gỗ
tái sinh 3.000 - 4.500 1.000 - 1.500
Nhận xét chung
Với kết quả ở bẳng trên cho thấy: Nhìn chung tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ diễn ra mạnh và thuận
lợi. Đặc biệt là trạng thái rừng phục hồi thường xanh và trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác tái sinh diễn ra rất mạnh, mật độ cây tái sinh đạt bình quân >5.000 cây/ha, trong đó cây tái sinh có triển vọng (H>1,5 m) chiếm tới > 30% tổng số cây mới tái sinh đạt > 1.500 cây/ha). Đối với trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác (DT2) chỉ cần khoanh nuôi giữ bảo vệ thật tốt thì sau 5 - 7 năm sẽ phục hồi thành rừng có độ tàn che 0,4 - 0,6, trữ lượng đạt 20 - 25 m3/ha; sau 10 đến 15 năm trữ lượng có thể đạt đến 40 - 45 m3/ha.
Đối với trạng thái đất trống chưa có cây gỗ tái sinh, tình hình tái sinh còn hạn chế hơn so với trạng thái rừng thường xanh phục hồi và trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác, song mật độ cây tái sinh vẫn đạt bình quân > 3.000 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng (H>1,5 m) cũng đạt. 1.000 cây/ha và chiếm > 30% tổng số cây tái sinh. Ở trạng thái này khả năng phục hồi thành rừng chậm hơn các trạng thái trên. Nhưng nếu khoanh nuôi và giữ tốt thì sau 5 - 7 năm có thể thành rừng non, trữ lượng 20 - 25 m3/ha; sau 10 - 20 năm nếu được khoanh nuôi giữ tốt có thể đạt 40 - 50m3.
Thực tế trên địa bàn thành phố ở các xã Thanh Minh và Tà Lèng rừng được khoanh nuôi những năm 1995, 1996, 1997 và 2001 đến 2006 đến nay đã thành rừng non và bắt đầu có trữ lượng.
Chất lượng cây tái sinh tương đối đảm bảo, thể hiện môi trường trên địa bàn rất thuận lợi cho phục hồi rừng tự nhiên.
Chiều hướng tái sinh tự nhiên thể hiện diễn thế rừng trên địa bàn hình thành rừng gỗ nhỡ hoặc gỗ nhỏ với các loài tiên phong ưa sáng mọc nhanh và có khả năng chịu được khô hạn.