Đánh giá về điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 50 - 52)

3.2.5.1. Thuận lợi

- Là thành phố trẻ, trung tâm kinh tế, chính trị - văn hóa của tỉnh nên có vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng hết sức thuận lợi cho xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn.

- Nằm ở vùng kinh tế động lực của tỉnh, xây dựng và phát triển rừng được xác định là đầu tầu, là đòn bẩy để xây dựng và phát triển lâm nghiệp xã hội.

- Có nhiều di tích lịch sử gắn với mốc son chói lọi của dân tộc… có điều kiện để thu hút du khách và các nhà đầu tư.

3.2.5.2. Khó khăn và thách thức

- Là khu vực tập trung đông dân cư, nguồn lao động dồi dào nhưng lao động kỹ thuật ít, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, phương thức canh tác lạc hậu… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển rừng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống đường tuần tra phục vụ công tác bảo vệ rừng.

- Sự gia tăng dân số, nhu cầu về lương thực, gỗ và lâm sản của người dân địa phương đang là sức ép lớn đối với rừng trên địa bàn. Lao động dư thừa, cuộc sống khó khăn … sự tác động xấu đến rừng và đất lâm nghiệp là khó tránh khỏi.

- Một số cơ chế chính sách cho nghề rừng chưa phù hợp, vốn đầu tư xây dựng và phát triển rừng chưa thỏa đáng, người dân sống gần rừng chưa sống được bằng nghề rừng. là vùng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp nhưng nguồn thu nhập của người dân từ việc tham gia xây dựng và phát triển rừng còn rất hạn chế; trong khi các ngành nghề khác ở thành phố dễ kiếm tiền hơn, không khuyến khích được người dân tham gia xây dựng và phát triển rừng.

- Việc khai thác lâm sản trái phép, săn bắt chim thú rừng vẫn còn xẩy ra. - Ranh giới 3 loại rừng giữa bản đồ và thực địa chưa được làm rõ, việc triển khai đóng mốc 3 loại rừng chưa hoàn thiện.

- Công tác phổ biến pháp luật đến người dân vẫn chưa được triển khai thực hiện, đặc biệt là Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lâm nghiệp…

- Nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cuối tuần của cán bộ công chức và người dân các vùng đến Điện Biên Phủ đang là cơ hội và thách thức đối với rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)