Chiphí nhân nuôiđộng vật hoang dã bình quân một hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 71 - 72)

Ghi chú: SLCP - Số lượng chi phí (triệu đồng); CCCP - Cơ cấu chi phí/ tổng chiphí

Qua bảng 4.6 cho thấy chi phí nhân nuôi động vật hoang dã trung bình của 1 hộ có sự khác nhau giữa các loài. Chi phí trung bình của một hộ nuôi Hươu sao là cao nhất với 44,7 triệu đồng/hộ; tiếp đến là hộ nuôi Rắn hổ mang một mắt kính với 42 triệu đồng/hộ và cuối cùng là hộ nuôi Nhím với 30,5 triệu đồng/hộ. Như vậy, hộ bỏ ra để nuôi Rắn hổ mang một mắt kính gần tương đương với chi phí nuôi Hươu sao, còn chi phí nuôi Nhím thì thấp hơn hẳn.

Trong tổng số chi phí nhân nuôi các loài động vật hoang dã, chi phí mua con giống và thức ăn là hai yếu tố chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó, chi phí mua con giống Hươu sao là cao nhất, và chiếm tới trên 44,74% tổng chi phí, còn lại giống mua Rắn hổ mang một mắt kính và Nhím thấp hơn, trên 30% tổng chi phí. Đối với chi phí thức ăn, Nhím là chi phí nhiều nhất với 40,98%, hai loài còn lại chi phí thức ăn chưa tới 30%.

Loài Hươu sao Nhím Rắn hổ mang

một mắt kính

Chỉ tiêu SLCP CCCP SLCP CCCP SLCP CCCP (triệu đ) (%) (triệu đ) (%) (triệu đ) (%) Tổng chi phí 44,7 100 30,5 100 42 100 1 Mua con giống 20 44,74 10 32,79 15 35,71 2 Thức ăn 10 22,37 12,5 40,98 12 28,57 3 Thuốc thú y 1,5 3,36 0,5 1,64 0,5 1,19 4 Điện nước 1,2 2,68 0,6 1,97 1,2 2,86 5 Trả lãi vốn vay 1,5 3,36 0,4 1,31 0,8 1,90 6 Công lao động 10 22,37 6 19,67 12 28,57 7 Chi phí khác 0,5 1,12 0,5 1,64 0,5 1,19

Trong các yếu tố chi phí thì nhân công cũng tương đối lớn, điều này phản ánh một thực trạng là các hộ gia đình thường mở rộng, phát triển trại nuôi tuy nhiên khi có thời điểm đạt hiệu quả không cao, lao động chính trong gia đình thường phải đi làm ăn xa, thường thuê nhân công tại chỗ, dẫn đến chi phí nhân công còn tương đối cao, trong đó Rắn hổ mang một mắt kính chiếm tới 28,57%, do chăm sóc Rắn hổ mang một mắt kính cần nhiều công đoạn khá phức tạp.

Các chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn thường dưới 10% tổng số chi phí như chi phí điện nước, chi phí trả lãi vốn vay, chi phí khác.

4.4.2. Hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã

Kết quả điều tra cho thấy giá trị giá trị sản xuất và thu nhập của các hộ nhân nuôi cũng có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)