Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

3.1.5.1. Địa chất

Nền địa chất trên địa bàn được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm và trải qua quá trình phong hóa, biến đổi địa chất…. đã hình thành nhiều nhóm đá mẹ sau:

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, đá hỗn hợp thành phần chủ yếu là khoáng thạch anh. Ngoài ra còn có các loại như: Sa thạch, sỏi kết, sạn kết (ký hiệu q,h).

- Đá mácma axit tính chua (ký hiệu a).

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn thành phần chủ yếu là sét, Grai, rất ít thạch anh (ký hiệu s).

- Nhóm đá mắc ma kiềm và trung tính (ký hiệu k).

3.1.5.2. Thổ nhưỡng

Trên cơ sở của nền vật chất với các nhóm đá mẹ như nêu trên, cùng với kết quả điều tra lập địa cho thấy trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ có các nhóm đất chính sau:

- Đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên núi trung bình: Diện tích 321 ha, chiếm 5% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, phân bố ở trên độ cao

700 m, đất có tầng mỏng đến trung bình. Loại đất tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Đất Feralit vàng đỏ trên núi thấp: Diện tích 3.342 ha, chiếm 52% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao < 700 m. Tầng đất từ trung bình đến dày. Loại đất tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Đất đen trên sản xuất bồi tụ các của cacbonat: Diện tích 129 ha, chiếm 2% tổng diện tích tự nhiên. Đất này được hình thành ở địa hình sườn dốc, bằng hoặc thung lũng thấp; thành phần cơ giới đất thịt nặng, thích hợp cho cây trồng công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

- Đất dốc tụ, đất đỏ vàng do biến đổi trồng lúa, đất phù sa sông suối: Diện tích 2.635 ha, chiếm 41% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, vì vậy muốn đạt năng suất cây trồng cao thì phải thâm canh cải tạo đất bằng chế độ bón phân thích hợp trong đó phân lân,phân hữu cơ được coi trọng hàng đầu.

Nhìn chung đất đai trên địa bàn thành phố tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả… tạo cho thành phố có lợi thế về tập đoàn cây trồng phong phú. Song, do thành phố nằm trong vùng mưa nhiều, lượng mưa tập trung, trong khi đất đồi núi của thành phố có địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, độ che phủ của thực vật chưa đảm bảo, nên đất đai rất dễ bị xói mòn, rửa trôi. Vì vậy cần phải có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)