CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.7. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
3.1.7.1. Diện tích các loại đất, loại rừng (Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp)
Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố được thống kê ở bảng sau:
Bảng 3.2. Thống kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Đơn vị tích: ha.
STT Hạng mục Diện
tích
Phân theo chức năng
Ghi chú Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Tổng diện tích tự nhiên 6.444,1 A Đất lâm nghiệp 2.196,71 1.767,68 0 429,03 I DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG 1.480,5 1.111,50 0 369,0 1 Rừng tự nhiên 1347,6 1.052,83 0 294,77 2. Rừng trồng 105,9 58,67 0 47,23 II ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 716,21 656,18 0 60,03 1 Đất trống có cây gỗ tái sinh 142,66 105,6 0 37,06 2 Đất trống không có
cây gỗ tái sinh 143,83 132,22
0 11,61
3 Đất khác trong lâm
nghiệp 429,72 418,36
0 11,36
B Các loại đất khác 4.303,25
Nguồn: UBND Thành phố Điện Biên, năm 2019
Với kết quả tập hợp ở bảng trên cho thấy Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 42,44% so với tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố, trong đó diện tích đất có rừng là 1.480,5 ha chiếm 67,39% và diện tích đất chưa có rừng 716,21 ha chiếm 32,61 % diện tích đất lâm nghiệp. ngoài ra thành phố Điện Biên Phủ còn có 218,76 ha rừng ngoài lâm nghiệp nâng diện tích có rừng toàn thành phố là 1.699,26 ha. Như vậy tỷ lệ che phủ của rừng hiện tại của thành phố mới chỉ chiếm 26,06%
Nếu phân theo chức năng thì:
- Diện tích rừng phòng hộ là 1.767,68 ha, chiếm 80,68% tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 1.111,50 ha chiếm 66,25% và đất chưa có rừng là 658,18 ha chiếm 33,75% diện tích đất rừng phòng hộ
- Diện tích rừng Đặc dụng là 0 ha, chiếm 0% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn thành phố.
- Diện tích rừng sản xuất là 429,03 ha chiếm 19,32% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn thành phố, trong đó đất có rừng 369,0 ha chiếm 86,00% và đất chưa có rừng là 60,03 ha chiếm 14,0% diện tích rừng sản xuất.
Như vậy trên địa bàn thành phố diện tích rừng phòng hộ là lớn nhất.
3.1.7.2. Trữ lượng các loại rừng
- Kết quả điều tra và tính toán chữ lượng các loại rừng được thống kê ở bảng sau:
Bảng 3.3. Trữ lượng các loại rừng
Đơn vị tính: - Gỗ (M3) – Tre nứa, (nghìn cây) .
STT Hạng mục Tổng Phân theo chức năng
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Tổng cộng 93.930 82.880 0 11.050 1 Rừng tự nhiên 60.680 57.880 0 2.800 Rừng gỗ 60.680 57.880 0 2.800 2. Rừng trồng 33.250 25.000 8.250 Rừng gỗ 33.250 25.000 8.250
Nguồn: UBND Thành phố Điện Biên, năm 2019
Kết quả ở bảng trên cho thấy trên địa bàn thành phố tổng trữ lượng các loại gỗ rừng là 93.94 30 m³, trong đó:
- Trữ lượng rừng trồng là 33.250 m³, chiếm 35,4%
- Rừng phòng hộ: Trữ lượng gỗ 82.880 m³, chiếm 88,24% tổng trữ lượng gỗ trên địa bàn
- Rừng đặc dụng: Trữ lượng gỗ 0 m³, chiếm 0% tổng trữ lượng gỗ trên địa bàn
- Rừng sản xuất: Trữ lượng gỗ 11.050 m³, chiếm 11,76% tổng trữ lượng gỗ trên địa bàn
3.1.7.3. Đặc điểm hệ động thực vật rừng
3.1.7.3.1. Hệ thực vật rừng
Kết quả điều tra lâm học nhiều năm cho thấy trên trên địa bàn thành phố có các kiểu rừng chính như sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp
Trong các kiểu rừng trên thì kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới hầu như đặc trưng cho toàn khu vực.
3.1.7.3.2. Hệ động vật rừng
Khu hệ động vật rừng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ mang tính đặc trưng của khu hệ động vật núi thấp và núi trung bình của miền Tây Bắc Việt Nam. Song, nguồn tài nguyên này cũng đã và đang mất đi tính đa dạng và phong phú của nó, đặc biệt là các nguồn gen đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng hoặc bị đe dọa tiệt chủng. Cần phải sớm có biện pháp hữu hiệu nhằm khoanh giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này.
3.1.7.4. Đặc điểm các loại rừng
3.1.7.4.1. Rừng phục hồi (IIB - IIA)
79,30% đất có rừng. Đây là rừng non có trữ lượng và không có trữ lượng chiếm diện tích chủ yếu trên địa bàn thành phố, có khả năng cung cấp gỗ và lâm sản nhưng không nhiều, chỉ là gỗ nhỡ và gỗ nhỏ. Độ tàn che của rừng từ 0,4 - 0,6 rừng 1 tầng. Loại rừng này phân bố tập trung nhiều ở các xã Thanh Minh, Tà Lèng,
3.1.7.4.2. Rừng trồng các loại
Diện tích 105,9 ha, chiếm 1,64% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 6,23% đất có rừng. Các loại cây trồng chính trên địa bàn khu vực gồm: Thông các loại, Keo các loại, Mỡ, Giổi, Lát hoa… được trồng thuần loài hoặc hỗn giao và diện tích được trồng khắp tại các xã, phường.
3.1.7.5. Đặc điểm đất trồng đồi núi trọc
3.1.7.5.1. Đất trống không có cây gỗ tái sinh (DT2) Trong đó:
Diện tích: 143,82 ha, chiếm 2,23% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 20,08% đất trồng đồi núi trọc. Đất này gồm có các loại cỏ Tranh, cỏ Lào, cỏ Ràng Ràng, cỏ Mật, cỏ Ba lá, Lau lách,Chuối rừng… các loại cỏ này sinh trưởng tốt vào mùa mưa. Nhưng với tầng cỏ thưa như vậy khả năng thấm nước, giữ nước kém nên luôn bị xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa. Mùa khô, lớp thảm che luôn bị vàng úa, dễ bị bén lửa. Loại đất này, phân bố ở một số xã, phường: Tà Lèng, Thanh Minh, Nam Thanh.
Đây là đối tượng chính để bố trí trồng rừng và xây dựng trang trại, vườn rừng… chỉ những nơi gần rừng tự nhiên, những khu đất xen kẽ với các khu rừng, có khả năng nhận được sự gieo giống tự nhiên thì có thể bố trí (QH) khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
Trạng thái này đã xuất hiện cây tái sinh thuộc những loài tiên phong ưa sáng mọc nhanh: Thành ngạch, Thầu tấu, Hoắc Quang, Sòi tía, Hu đay… với mật độ không nhiều. Song đất vẫn khô cằn, thường xuyên chịu sự tác động của con người, gia súc và nạn lửa rừng. Chính vì vậy, khả năng phòng hộ
cũng bị hạn chế. Đối với đất này ở những nơi cao xa và dốc có thể khoanh nuôi tái sinh tự nhiên để phục hồi thành rừng; ở những nơi gần khu dân cư, độ dốc <25° có thể tiến hành trồng rừng hoặc xây dựng trang trại rừng. Loại đất này phân bố tập trung nhiều các xã, phường: Thanh Minh và Nong Bua.
3.1.7.5.2. Đất trống có cây gỗ tái sinh rải rác (DT2)
Diện tích 142,66 ha, chiếm 2,21 % tổng diện tích tự nhiên và 19,92% đất lâm nghiệp chưa có rừng. Đối với đất này thành phần cây tái sinh gồm: dẻ, thành ngạnh, chẹo, hoắc Quang, thầu tấu, long não, bời lời, kháo… phần lớn là những loài tiên phong ưa ánh sáng, mọc nhanh. Mật độ cây tái sinh tương đối lớn, khả năng giữ đất, giữa nước hơn hẳn loại đất trống (DT1). Vì vậy, đây chính là đối tượng cần khoanh giữ bảo vệ nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên phục hồi rừng trên địa bàn thành phố. Loại đất này phân bố tập trung nhiều ở các xã, phường như: Thanh Minh, Tà Lèng, Nam Thanh.