- Kỹ thuật nhân giống động vật hoang dã khó khăn do có sự khác biệt giữa điều kiện nhân nuôi và điều kiện tự nhiên, một số loài có nguy cơ cận huyết, thái hóa giống như Hươu sao, Cầy hương… không sinh sản được vì số lượng nhân nuôi ít, chuồng, trại nôi chưa phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Một số mô hình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đang bị chết do việc chăn nuôi của người dân còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình tự tìm hiểu và đầu tư nuôi thử nghiệm, phương pháp chăn nuôi đơn giản, chưa chủ động nguồn thức ăn cho động vật nuôi, chưa có biện pháp phòng và chữa bệnh tích cực nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi giống vật nuôi còn nhiều hạn chế.
- Chưa có thị trường ổn định cho người nhân nuôi động vật hoang dã. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã có đặc thù riêng phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng, do vậy đôi khi do phát triển nhanh, số lượng nhiều dẫn đến sản phẩm không được tiêu thụ hết.
- Chưa được đầu tư trang thiết phục vụ việc chuyên chở động vật hoang dã, lò thiêu huỷ xác động vật hoang dã bị chết; Quy vùng thả trở về môi trường tự nhiên những loài bị tịch thu do vi phạm về vận chuyển, buôn bán.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã còn chưa sát với nhu cầu thực tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành các tiêu chuẩn ngành về các quy phạm kỹ thuật nuôi từng loài động vật hoang dã.
- Do lợi nhuận cao của việc buôn bán động vật hoang dã nên các đối tượng vẫn thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.Việc kiểm tra phát hiện các nhà hàng, quán ăn buôn bán sử dụng ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD rất khó khăn do thủ đoạn che dấu của các đối tượng là rất tinh vi trong khi lực lượng Kiểm Lâm và các cơ quan, nghành chức năng địa bàn còn mỏng không thể kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các đối tượng này.
- Một số hộ nuôi động vật hoang dã là người dân tộc thiểu số trình độ văn hóa còn thấp, sự am hiểu về pháp luật còn hạn chế, đa số là các hộ gia đình nuôi trên cơ sở tự nghiên cứu, học hỏi do vậy khi có dịch bệnh xảy ra thì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và khó kiểm soát do vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý động vật hoang dã.
- Do kinh phí còn nhiều khó khắn nên việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân chủ yếu áp dụng bằng phương pháp đọc, nghe lồng ghép với nhiều công tác khác trên địa bàn, do đó chưa truyền đạt được nội dung chi tiết đến với dân.
- Chưa được đầu tư trang thiết bị phục vụ việc chuyên chở động vật hoang dã, lò tiêu huỷ xác động vật hoang dã bị chết, chưa quy hoạch vùng thả trở về môi trường tự nhiên những loài bị tịch thu do vi phạm về vận chuyển, buôn bán, nhân nuôi trái pháp luật; chưa có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về cứu hộ các loài động vật hoang dã.
- Trong những năm gần đây giá trị kinh tế của một số loài động vật hoang dã được nhân nuôikhông ổn định, đã tác động nhiều đến các cơ sở nuôi dẫn đến sự phát triển các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn các huyện không phát triển, số lượng tăng, giảm thất thường do vậy người dân chưa quan tâm đến việc khai báo số lượng cá thể tại cơ sở nhân nuôi cho kiểm lâm địa bàn nên việc theo dõi cập nhật diễn biến tăng, giảm số lượng động vật hoang dã còn gặp nhiều khó khăn.
4.7. Đề xuất một số định hướng,giải pháp quản lý và phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ