Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

3.2.1.1. Dân tộc

Trên địa bàn thành phố có tới 4 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó: Người Thái chiếm 15,2%, Kinh chiếm 79,4%, Mông chiếm 1,7%, Tày chiếm 1,0% và các dân tộc khác chiếm 2,7%.

3.2.1.2. Dân số

Tổng số dân là 51.003 người, với 13.109 hộ, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,7%. Mật độ dân số bình quân là 769 người/ km vuông,,

3.2.1.3. Lao động

Tổng số lao động toàn thành phố là29.137 người, chiếm 60,0% tổng dân số, trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm 5,4% tổng lao động. Đây là lực lượng lao động rất dồi dào có thể huy động tham gia xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn. Nếu cân đối đủ cho nông nghiệp và các ngành nghề khác thì hàng năm có thể huy động từ 500 - 1.000 lao động. Song ở đây chủ yếu là lao động giản đơn, lao động kỹ thuật vẫn thiếu nhiều.

3.2.2. Thực trạng kinh tế

Là trung tâm Kinh tế, Chính trị - văn hóa của tỉnh, từ năm 2001 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân mỗi năm tăng > 10%, trong đó giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng 5%, giá trị sản xuất CN - Xây dựng tăng trên 20% / năm, giá trị kinh doanh dịch vụ 25% / năm. Tổng giá trị sản xuất hàng hóa trên địa bàn thành phố đạt 3.003,2 tỷ đồng, trong đó:

* Về cơ cấu kinh tế:

Ngành Nông lâm nghiệp đạt 123, tỷ đồng chiếm 4,1 %.

- Ngành công nghiệp và xây dựng đạt 05,3 tỷ đồng, chiếm 23,5 %. - Ngành kinh doanh dịch vụ đạt 2.74,1 tỷ đồng, chiếm 72,4 %.

Hiện nay cơ cấu kinh tế này vẫn đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất Nông lâm nghiệp thủy sản.

Cùng với việc phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của đồng bào các dân tộc (thuộc các xã, phường có đất đồi núi và sản xuất nông nghiệp) trên địa bàn thành phố đã giảm nhiều khó khăn, bộ mặt nông thôn vùng núi có nhiều khởi sắc.

3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các hoạt động kinh tế của thành phố Điện Biên Phủ. Tuy nhiên nó liên quan và ảnh hưởng không

nhỏ đến các bản nông thôn miền núi của thành phố. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có những chyển biến tích cực với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa các sản phẩm, áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật, giống mới thâm canh tăng vụ…

3.2.2.2. Công nghiệp và xây dựng

Trên địa bàn thành phố công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, xay sát, sản xuất điện, nước, gỗ xẻ…

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 705,3 tỷ đồng, trong đó kinh tế nhà nước đạt 154,5% tỷ chiếm 21,9%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 550,8 tỷ, chiếm 78,1%.

Về xây dựng trên địa bàn: Chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố trẻ; đường nội đô, văn phòng trụ sở làm việc… ngoài ra xây dựng cơ sở hạ tầng ven đô.

3.2.2.3. Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây phát triển tương đối mạnh mẽ, mạng lưới dịch vụ ngày càng mở rộng, một số chợ đầu mối, trung tâm thương mại được đầu tư, nâng cấp đã tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hóa.

Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với nhiều địa danh nổi tiếng như đồi A1, đồi Him Lam, hầm Đcát… bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên ở Điện Biên cũng rất đẹp. Các bản làng mang đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa thái Điện Biên giầu truyền thống, cùng với các thực vật rừng qua du lịch sinh thái. Đây cũng là thế mạnh của thành phố trong phát triển du lịch và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch…

3.2.3. Giao thông

Đường bộ: Trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, giao thông đường bộ tương đối phát triển với hệ thống giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, trong đó có phát triển lâm nghiệp.

Đường hàng không: Trên địa bàn có tuyến hàng không Điện Biên - Hà Nội và ngược lại với tần xuất 2 chuyến một ngày đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu hàng hóa giữa thành phố Điện Biên với thủ đô và các tỉnh lân cận.

Hệ thống giao thông thủy: Trên địa bàn do các con sông, suối đều ngắn và dốc, mặt khác vào mùa khô lượng nước lại hạn chế nên giao thông đường thủy không phát triển.

3.2.4. Tình hình an ninh - quốc phòng

Công tác an ninh chính trị trên các lĩnh vực không ngừng được củng cố, tăng cường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội. Tăng cường trật tự kỷ cương xã hội, đẩy mạnh các phong trào an ninh tổ quốc.

Tình hình an ninh cơ bản ổn định, không phát sinh những điểm nóng về an ninh. Tuy nhiên, các tội phạm về ma túy, hình sự trộm cắp vẫn diễn biến phức tạp.

3.2.5. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.5.1. Thuận lợi

- Là thành phố trẻ, trung tâm kinh tế, chính trị - văn hóa của tỉnh nên có vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng hết sức thuận lợi cho xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn.

- Nằm ở vùng kinh tế động lực của tỉnh, xây dựng và phát triển rừng được xác định là đầu tầu, là đòn bẩy để xây dựng và phát triển lâm nghiệp xã hội.

- Có nhiều di tích lịch sử gắn với mốc son chói lọi của dân tộc… có điều kiện để thu hút du khách và các nhà đầu tư.

3.2.5.2. Khó khăn và thách thức

- Là khu vực tập trung đông dân cư, nguồn lao động dồi dào nhưng lao động kỹ thuật ít, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, phương thức canh tác lạc hậu… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển rừng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng lâm nghiệp chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống đường tuần tra phục vụ công tác bảo vệ rừng.

- Sự gia tăng dân số, nhu cầu về lương thực, gỗ và lâm sản của người dân địa phương đang là sức ép lớn đối với rừng trên địa bàn. Lao động dư thừa, cuộc sống khó khăn … sự tác động xấu đến rừng và đất lâm nghiệp là khó tránh khỏi.

- Một số cơ chế chính sách cho nghề rừng chưa phù hợp, vốn đầu tư xây dựng và phát triển rừng chưa thỏa đáng, người dân sống gần rừng chưa sống được bằng nghề rừng. là vùng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp nhưng nguồn thu nhập của người dân từ việc tham gia xây dựng và phát triển rừng còn rất hạn chế; trong khi các ngành nghề khác ở thành phố dễ kiếm tiền hơn, không khuyến khích được người dân tham gia xây dựng và phát triển rừng.

- Việc khai thác lâm sản trái phép, săn bắt chim thú rừng vẫn còn xẩy ra. - Ranh giới 3 loại rừng giữa bản đồ và thực địa chưa được làm rõ, việc triển khai đóng mốc 3 loại rừng chưa hoàn thiện.

- Công tác phổ biến pháp luật đến người dân vẫn chưa được triển khai thực hiện, đặc biệt là Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Lâm nghiệp…

- Nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cuối tuần của cán bộ công chức và người dân các vùng đến Điện Biên Phủ đang là cơ hội và thách thức đối với rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)