Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 52 - 54)

Điện Biên Phủ

4.1.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ thành phố Điện Biên Phủ

Dựa trên số liệu thống kê, kết quả báo cáo của Hạt Kiểm lâm thành phố và UBND các xã, phường, kết hợp với quá trình điều tra thực tế ghi nhận trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ hiện có tổng số 6 loài động vật hoang dã đang được nhân nuôi tại 13 cơ sở nhân nuôi với 511 cá thể (Bảng 4.1). Hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã đều là nuôi sinh trưởng, sinh sản, cơ bản với mục đích thương mại, không có cơ sở nuôi với mục đích bảo tồn.

Bảng 4.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ

TT Tên thông thường Tên khoa học Số lượng cá thể Tình trạng bảo tồn I Lớp Thú Mammalia 313

1 Hươu sao Cervus nippon 55 NĐ 06/2019/NĐ-CP

2 Nai Cervus unicolor 7 NĐ 06/2019/NĐ-CP

3 Cày vòi mốc Paguma larvata 26 NĐ 06/2019/NĐ-CP

4 Nhím Hystrix brachyura 185 NĐ 06/2019/NĐ-CP

5 Dúi mốc Rhizomys pruinosus 73 NĐ 06/2019/NĐ-CP

II Lớp bò sát Reptilia 170

1 Rắn hổ mang

một mắt kính Naja kaouthia 170 NĐ 06/2019/NĐ-CP

Tổng cộng 511

Qua bảng 4.1 cho thấy các loài ĐVHD được nhân nuôi bao gồm cả động vật hoang dã thông thường (3 loài) và động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, kể cả loài được ưu tiên bảo vệ (2 loài) theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ, (01 loài) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.

Hình 4.1. Mô hình gây nuôi Cầy vòi mốc (Paguma larvata) tại phường Noong Bua

Xét về quy mô, trong số các loài đang được nhân nuôi thì Rắn hổ mang một mắt kính, Nhím là 02 loài được nhân nuôi nhiều nhất với355 cá thể, chiếm 69,47% tổng số cá thể động vật hoang dã đang được nhân nuôi trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Đặc biệt là loài Nhím có tổng số 185 cá thể, chiếm 36,2% tổng số cá thể đang được nhân nuôi. Đây là một trong những loài động vật hoang dã được đưa vào nhân nuôi gần như sớm nhất trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều loài động vật cũng có số lượng cá thể lớn như

Rắn hổ mang một mắt kính (170 cá thể), Rúi mốc (73 cá thể)…; nhiều loài có số lượng cá thể rất ít như Nai (07 cá thể).

Hình 4.2. Mô hình nuôi Nhím (Hystrix brachyura) tại phường Nam Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)