Là trung tâm Kinh tế, Chính trị - văn hóa của tỉnh, từ năm 2001 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân mỗi năm tăng > 10%, trong đó giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng 5%, giá trị sản xuất CN - Xây dựng tăng trên 20% / năm, giá trị kinh doanh dịch vụ 25% / năm. Tổng giá trị sản xuất hàng hóa trên địa bàn thành phố đạt 3.003,2 tỷ đồng, trong đó:
* Về cơ cấu kinh tế:
Ngành Nông lâm nghiệp đạt 123, tỷ đồng chiếm 4,1 %.
- Ngành công nghiệp và xây dựng đạt 05,3 tỷ đồng, chiếm 23,5 %. - Ngành kinh doanh dịch vụ đạt 2.74,1 tỷ đồng, chiếm 72,4 %.
Hiện nay cơ cấu kinh tế này vẫn đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất Nông lâm nghiệp thủy sản.
Cùng với việc phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của đồng bào các dân tộc (thuộc các xã, phường có đất đồi núi và sản xuất nông nghiệp) trên địa bàn thành phố đã giảm nhiều khó khăn, bộ mặt nông thôn vùng núi có nhiều khởi sắc.
3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các hoạt động kinh tế của thành phố Điện Biên Phủ. Tuy nhiên nó liên quan và ảnh hưởng không
nhỏ đến các bản nông thôn miền núi của thành phố. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có những chyển biến tích cực với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa các sản phẩm, áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật, giống mới thâm canh tăng vụ…
3.2.2.2. Công nghiệp và xây dựng
Trên địa bàn thành phố công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, xay sát, sản xuất điện, nước, gỗ xẻ…
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 705,3 tỷ đồng, trong đó kinh tế nhà nước đạt 154,5% tỷ chiếm 21,9%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 550,8 tỷ, chiếm 78,1%.
Về xây dựng trên địa bàn: Chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố trẻ; đường nội đô, văn phòng trụ sở làm việc… ngoài ra xây dựng cơ sở hạ tầng ven đô.
3.2.2.3. Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố trong những năm gần đây phát triển tương đối mạnh mẽ, mạng lưới dịch vụ ngày càng mở rộng, một số chợ đầu mối, trung tâm thương mại được đầu tư, nâng cấp đã tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu hàng hóa.
Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố với nhiều địa danh nổi tiếng như đồi A1, đồi Him Lam, hầm Đcát… bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên ở Điện Biên cũng rất đẹp. Các bản làng mang đặc trưng tiêu biểu của nền văn hóa thái Điện Biên giầu truyền thống, cùng với các thực vật rừng qua du lịch sinh thái. Đây cũng là thế mạnh của thành phố trong phát triển du lịch và du lịch sinh thái. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch…