Đánh giá về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

3.1.9. Đánh giá về điều kiện tự nhiên

3.1.9.1. Thuận lợi

- Thành phố Điện biên Phủ là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn.

- Có tiềm năng về đất đai, diện tích đất đồi núi có khả năng kinh doanh lâm nghiệp chiếm 42,44 % tổng diện tích tự nhiên của thành phố.

- Có điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng, phù hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, dược liệu; với nhiều nguồn lâm đặc sản có thể khai thác đóng góp cho nền kinh tế và tham gia xuất khẩu.

- Diện tích rừng không nhiều nhưng nằm ở thượng nguồn sông Nậm Rốn, có cánh đồng Mường Thanh vựa lúa của tỉnh cũng như của Tây Bắc ở bên cạnh nên rừng giữ vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước trong cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, vùng phụ cận và phía dưới hạ lưu, đồng thời bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học…

3.1.9.2. Khó khăn và thách thức

- Quỹ đất cho xây dựng và phát triển rừng ít, không tạo ra vùng nguyên liệu tập trung lớn phục vụ công nghiệp chế biến để phát triển hàng hóa.

- Diện tích đất trống đồi núi trọc còn không nhiều nhưng chủ yếu nằm ở những nơi cao và dốc, khó có điều kiện tổ chức trồng rừng, đòi hỏi phải đầu tư cao cho xây dựng và phát triển rừng.

- Về mùa khô gió Lào khô nóng kéo dài, rất dễ bị nạn lửa rừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)