Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Hươu sao Nhím Rắn hổ
mang
Bình quân
1 Giá trị sản xuất (GO) 50 17 80 49,00
2 Chi phí trung gian (IC) 25 10 30,5 21,83
3 Giá trị gia tăng (VA) 25 7 49,5 27,17
4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 22 4 42,5 22,83
5 Tỷ suất giá trị sản xuất
(GO/IC) 2 1,7 2,62 2,11
6 Tỷ suất giá trị tăng thêm
(VA/IC) 1 0,7 1,62 1,11
7 Tỷ suất thu nhập hỗn hợp
(MI/IC) 0,88 0,4 1,39 0,89
Kết quả cho thấy mô hình nuôi Rắn hổ mang một mắt kính có hiệu quả kinh tế cao nhất, thể hiện qua giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và các tỷ suất đều cao nhất so với các đối tượng vật nuôi khác. Thu nhập hỗn hợp của mô hình nuôi Rắn hổ mang một mắt kính là cao nhất với 42,5 triệu đồng/hộ, thấp nhất là ở hộ nuôi Nhím với 4,0 triệu đồng/hộ.
Qua bảng 4.7 cho thất đã đánh giá được thực trạng cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Hươu sao và Rắn hổ mang một mắt kính là những loài vật nuôi lâu năm, được nhiều hộ, cơ sở lựa chọn là đối tượng nuôi chính, kinh nghiệm của các hộ nuôi được tích lũy, thị trường có phần ổn định hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với loài Nhím. Thực tế cho thấy, loài nuôi Nhím thời gian gần đây rớt giá nghiêm trọng do không tìm được thị trường đầu ra, sản phẩm trong nước bão hòa, do vậy sản phẩm không tiêu thụ được, dẫn tới lợi nhuận thu được từ nuôi Nhím chỉ ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế thu được của các mô hình cũng chỉ phản ánh hiệu quả tại thời điểm hiện tại, một số loài vật nuôi hiệu quả bấp bênh không ổn định giữa các năm do phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ.
4.5. Phân tích SWOT về hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã ở thành phố Điện Biên Phủ phố Điện Biên Phủ
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
- Tính đa dạng về số lượng loài: Vớinhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng đa dạng và phong phú (khí hậu, địa hình, tài nguyên đa dạng sinh học về động vật, thực vật rừng, các hệ sinh thái rừng,; các đặc sản địa phương) thành phố Điện Biên Phủ hoàn toàn có cơ sở để phát triển và kinh doanh những loài động vật hoang dã.
- Thị trường tiêu thụ: Thành phố Điện Biên Phủ nằm là trung tâm của tỉnh Điện Biên cũng là một điểm
- Về nguồn nhân lực: đội ngũ công chức còn thiếu cả về số lượng, kỹ năng nghiệp vụ về định dạng loài động vật hoang dã.
- Cơ sở hạ tầng: Các hộ gia đình nhân nuôi động vật hoang dã chủ yếu mang tính tự phát chưa được nhân nuôi thành trang trại hay quy mô lớn. Đây không chỉ là một “điểm yếu” mà còn là thách thức đối với động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn.
ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)
tham quan, du lịch gắn liền với di tích lịch sử Điện Biên Phủ.Vì vậy, du khách đến đây cũng muốn thưởng thức các đặc sản của vùng Tây Bắc đặc biệt là các món ăn được chế biến từ động vật hoang dã. Vì vậy, việc tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã với số lượng rất lớn. Ngoài ra do nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã tại các tỉnh cũng rất lớn, nên sức tiêu thụ động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ là rất lớn.
- Nguồn nhân lực địa phương đông và dồi dào.
- Lợi thế là có sự tham gia của các hộ gia đình có nguồn nhân lực nhàn rỗi ở địa phương (có tài chính, nguồn nhân lực lao động).
Việc đầu tư cho xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch và hoạt động xúc tiến quảng bá các sản phẩm động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ chưa có.
- Hoạt động liên kết trao đổi động vật hoang dã nhân nuôi giữa các vùng: Nhân nuôi động vật hoang dã là một mô hình kinh tế nhưng để phát triển được việc nhân nuôi động vật hoang dã đòi hỏi trước hết phải có sự liên kết giữa các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã giữa các vùng, Việc nhân nuôi động vật hoang dã ở Điện Biên Phủ chưa triển khai do vậy chưa có sự liên kết việc nhân nuôi với các cơ sở nhân nuôi khác ở thành phố Điện Biên Phủ. Đây là điểm yếu, cần phải triển khai sớm để phát triển công tác nhân nuôi động vật hoang dã.
- Chưa có vốn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động nhân nuôi.
- Nguồn lực để phát triển việc nhân nuôi động vật hoang dã chưa có và thiếu kinh nghiệm.
CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)
- Thành phố Điện Biên Phủ là điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước nên được nhiều người biết đến, nhiều du khách đến tham quan du lịch và thưởng thức các món ăn chế biến từ động vật hoang dã là cơ hội để tiêu thụ các sản phẩm nhân nuôi động vật hoang dã mà các hộ gia đình phát triển nhân nuôi với mục đích kinh doanh.
- Nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan.
- Xu hướng hiện nay là vừa nhân nuôi kinh doanh động vật hoang dã vừa bảo tồn và phát triển loài nhân nuôi.
- Có nhiều nghiên cứu về bảo vệ, phát triển số lượng, loài nhân nuôi.
- Nguồn vốn để đầu tư cho phát triển quy mô nhân nuôi.
- Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã ngày càng nhiều trong khi các loài nhân nuôi hạn chế cả về số lượng và loài động vật hoang dã nhân nuôi.
- Lượng động vật hoang dã từ các khu vực lân cận được vận chuyenr trái phép về thành phố Điện Biên Phủ là rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ động vật hoang dã của lực lượng chức năng.
- Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của động vật hoang dã là rất lớn gây sức ép lên công tác quản lý động vật hoang dã.
- Nguy cơ xảy ra dịch bệnh gây chết loài động vật hoang dã đã nhân nuôi.
Các giải pháp phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ (S + O)
Các giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (O – W)
- Đầu tư kinh phí để mở rộng quy mô nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn.
- Trước mắt tập trung loài động vật hoang dã có sức tiêu thụ cao để nhân dân phát triển kinh tế.
- Phối hợp với các cơ sở nhân nuôi
- Chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền hướng dẫn nhân dân trên địa bàn có nhu cầu nhân nuôi động vật hoang dã nhân nuôi thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước.
tại các vùng miền trong nước để tạo nguồn lực cho phát triển nhân nuôi động vật hoang dã.
- Liên kết để đào tạo các hộ nhân nuôi về kinh nghiệm nhân nuôi và áp dụng các quy trình kỹ thuật về nhân nuôi động vật hoang dã.
- Tăng cường công tác tuyên tryền vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ động vật hoang dã.
- Mở các lớp tập huấn và trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm nhân nuôi động vật hoang dã cho các hộ gia đình.
- Xây dựng các chính sách đãi ngộ lao động nhằm thu hút nguồn lực.
Các giải pháp phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách (S – T)
Các giải pháp không để thử thách làm phát triển điểm yếu (-W-T)
- Phát huy và nâng cao thế mạnh sẵn có của các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn.
- Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã. - Hình thành sinh kế cho các hộ gia đình vào việc nhân nuôi động vật hoang dã.
- Các dự án đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm soát chặt chẽ các dự án ngay từ đầu vào của động vật hoang dã.
- Có chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình mới nhân nuôi động vật hoang dã để thoát nghèo.
- Kiểm soát số lượng hộ các hộ gia đình nhân nuôi động vật hoang dã trong khu đô thị gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về nhân nuôi động vật hoang dã.
4.6. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân
4.6.1. Thuận lợi
- Những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn về công tác quản lý nhân nuôi động vật hoang dã.
- Phần lớn các chủ cơ sở, trại nuôi đã chấp hành nghiêm túc và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật về quản lý nhân nuôi, kinh doanh động vật hoang dã; phối hợp chặt chẽ và thực hiện đúng theo các yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Các cơ quan, các nghành chức năng luôn chủ động phối hợp, liên kết chặt chẽ phục vụ cho công tác quản lý, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn được đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
- Công tác nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố đã được các ngành và UBND các xã, phường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển việc nhân nuôi động vật hoang dã.
- Các hộ gia đình nhân nuôi có ý thức chấp hành tốt các quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, trong các năm gần đây không có hộ gia đình nào vi phạm các quy định về nhân nuôi động vật hoang dã.
4.6.2. Khó khăn
Đa số các cở nhân nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tự phát, nằm xen kẽ trong khu dân cư, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, việc áp dụn những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp, độ rủi do cao. Một số cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã hung dữ (Rắn hổ mang một mắt kính) có độc tố cao gây khó khăn cho việc thống kê, theo dõi sinh sản, sinh trưởng của động vật.
Chưa có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về quản lý, bảo vệ, cứu hộ... các loài động vật, thực vật hoang dã.
Trình độ văn hóa, sự am hiểu về pháp luật của người dân còn hạn chế, đa số là các hộ gia đình, cá nhân nuôi trên cơ sở tự nghiên cứu, tự học hỏi do vậy khi có dịch bệnh xảy ra thì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và khó kiểm soát.
Các hộ gia đình chưa quan tâm đến việc khai báo số lượng cá thể tại cơ sở nhân nuôi cho Kiểm lâm địa bàn nên việc theo dõi cập nhật diễn biến tăng, giảm số lượng động vật hoang dã còn gặp nhiều khó khăn.
Do kinh phí hạn chế, nên việc phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng không thực hiện được; Chủ yếu là phổ biến, tuyên truyền bằng phương pháp đọc, nghe lồng ghép với nhiều công tác khác trên địa bàn, do đó việc phổ biến, tuyên truyền còn gặp nhiều hạn chế như: chưa sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
4.6.3. Nguyên nhân của khó khăn trong công tác quản lý việc nhân nuôi động vật hoang dã nhân nuôi động vật hoang dã nhân nuôi
- Kỹ thuật nhân giống động vật hoang dã khó khăn do có sự khác biệt giữa điều kiện nhân nuôi và điều kiện tự nhiên, một số loài có nguy cơ cận huyết, thái hóa giống như Hươu sao, Cầy hương… không sinh sản được vì số lượng nhân nuôi ít, chuồng, trại nôi chưa phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Một số mô hình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đang bị chết do việc chăn nuôi của người dân còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình tự tìm hiểu và đầu tư nuôi thử nghiệm, phương pháp chăn nuôi đơn giản, chưa chủ động nguồn thức ăn cho động vật nuôi, chưa có biện pháp phòng và chữa bệnh tích cực nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi giống vật nuôi còn nhiều hạn chế.
- Chưa có thị trường ổn định cho người nhân nuôi động vật hoang dã. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã có đặc thù riêng phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng, do vậy đôi khi do phát triển nhanh, số lượng nhiều dẫn đến sản phẩm không được tiêu thụ hết.
- Chưa được đầu tư trang thiết phục vụ việc chuyên chở động vật hoang dã, lò thiêu huỷ xác động vật hoang dã bị chết; Quy vùng thả trở về môi trường tự nhiên những loài bị tịch thu do vi phạm về vận chuyển, buôn bán.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã còn chưa sát với nhu cầu thực tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành các tiêu chuẩn ngành về các quy phạm kỹ thuật nuôi từng loài động vật hoang dã.
- Do lợi nhuận cao của việc buôn bán động vật hoang dã nên các đối tượng vẫn thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.Việc kiểm tra phát hiện các nhà hàng, quán ăn buôn bán sử dụng ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD rất khó khăn do thủ đoạn che dấu của các đối tượng là rất tinh vi trong khi lực lượng Kiểm Lâm và các cơ quan, nghành chức năng địa bàn còn mỏng không thể kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các đối tượng này.
- Một số hộ nuôi động vật hoang dã là người dân tộc thiểu số trình độ văn hóa còn thấp, sự am hiểu về pháp luật còn hạn chế, đa số là các hộ gia đình nuôi trên cơ sở tự nghiên cứu, học hỏi do vậy khi có dịch bệnh xảy ra thì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và khó kiểm soát do vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý động vật hoang dã.
- Do kinh phí còn nhiều khó khắn nên việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân chủ yếu áp dụng bằng phương pháp đọc, nghe lồng ghép với nhiều công tác khác trên địa bàn, do đó chưa truyền đạt được nội dung chi tiết đến với dân.
- Chưa được đầu tư trang thiết bị phục vụ việc chuyên chở động vật hoang dã, lò tiêu huỷ xác động vật hoang dã bị chết, chưa quy hoạch vùng thả trở về môi trường tự nhiên những loài bị tịch thu do vi phạm về vận chuyển, buôn bán, nhân nuôi trái pháp luật; chưa có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về cứu hộ các loài động vật hoang dã.
- Trong những năm gần đây giá trị kinh tế của một số loài động vật hoang dã được nhân nuôikhông ổn định, đã tác động nhiều đến các cơ sở nuôi dẫn đến sự phát triển các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn các huyện không phát triển, số lượng tăng, giảm thất thường do vậy người dân chưa quan tâm đến việc khai báo số lượng cá thể tại cơ sở nhân nuôi cho kiểm lâm địa bàn nên việc theo dõi cập nhật diễn biến tăng, giảm số lượng động vật hoang dã còn gặp nhiều khó khăn.
4.7. Đề xuất một số định hướng,giải pháp quản lý và phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
4.7.1. Một số định hướng
Việc phát triển các cơ sở trang trại nhân nuôi động vật hoang dã phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế, dịch vụ của Nhà nước, của thành phố, của