Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

4. Cấu trúc của đề tài

1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam

* Khái quát về tình hình đánh giá đất đai ở nước ta trước khi ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO

Ở Việt Nam, khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia “tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất, nhân dân ta đã đánh giá đất với cách thức hết sức đơn giản như: đất tốt, đất xấu [13].

Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc nghiên cứu đánh giá đất đã được tiến hành ở những vùng đất đai phì nhiêu, những vùng đất có khả năng khai phá với mục đích xác định tiềm năng sử dụng để lựa chọn đất lập đồn điền, nông trại. Từ những năm 1930, các chuyên gia thổ nhưỡng người Pháp đã có những công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ nhằm mục đích cho việc xây dựng các đồn điền cao su, tiêu biểu là các công trình của Henry (1931) [13].

Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, hòa bình lập lại, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep).

Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác phân loại đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Qua đó đã đề ra quy trình kỹ thuật gồm 4 bước: (1). Thu thập tài liệu, (2). Vạch khoanh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh), (3). Đánh giá và phân hạng chất

lượng đất, (4). Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất được chia thành 4 mức độ thích hợp và được phân chia thành 4 hạng.

Có thể khái quát về tình hình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (thập kỷ những năm 60, 70, 80), hầu hết các tỉnh đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (ngắn, trung và dài hạn) hay bản đồ quy hoạch các cây trồng cụ thể nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh mình.

Những quy hoạch đó đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ da dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của nước ta. Tuy nhiên uy hoạch trước đây có nhiều hạn chế, còn nặng vè thổ nhưỡng (soil), mà ít hoạc chưa quan tâm đến đất đai (Land), sử dụng đất đai (Land use) và đánh giá đất đai (Land evaluation) nên những quy hoạch đó chưa có độ chính xác cao và các phương pháp xây dựng chưa được thống nhất và chuẩn hóa.

* Khái quát về tình hình đánh giá đất đai ở nước ta khi ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO (từ năm 1990 đến nay).

Từ đầu những năm 1990, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau.

Trong chương trình 48C (1989),Viện Thổ nhưỡng Nông hóa do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009).

Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được nhiều nhà khoa học đất Việt Nam bước đầu vận dụng thử nghiệm và đã có nhiều kết quả đóng góp cho sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà khoa học đất còn ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO cho cấp tỉnh như ở Hà Tây, Ninh Bình, Bình Định, Gia Lai KonTum, Bạc Liệu, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Định, Tuyên Quang. Cấp huyện có các huyện và xã vùng tái định cư vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, dự án nguồn nước Srepok - Đăk Lak, huyện Ô

Môn (Cần Thơ), huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), v.v... và dần dần hoàn thiện phương pháp đánh giá theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo yêu cầu của các địa phương, như: phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây có giá trị hàng hóa cao, ....[13]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)