Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 70)

4. Cấu trúc của đề tài

3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình

3.3.2.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai

Trong quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất nông nghiệp hợp lý, dựa trên tiềm năng đất đai, một số tiêu chí có ảnh hưởng đến phát triển cây trồng bao gồm: Loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng hữu cơ, độ pH, chế độ tưới đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu, vừa phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, vừa phục vụ cho quá trình đánh giá thích nghi đất đai.

Các chỉ tiêu phân cấp được thể hiện như sau:

- Loại đất (G): Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ. Các loại đất khác nhau có thành phần và cấu trúc khác nhau, phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau.

Theo tài liệu và kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên đất huyện Phú Bình bao gồm 10 loại như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py); đất phù sa glây (Pg); đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa không được bồi chua (Pc); đất phù sa được bồi chua (Pbc); đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs); đất vàng nhạt trên đá cát (Fq); đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp); đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D); đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B).

- Độ dốc (SL): Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn đến khả năng tích tụ hay mất chất dinh dưỡng trong đất, khả năng giữ ẩm và thoát nước của đất. Qua nghiên cứu, tác

giả nhận định huyện Phú Bình được phân thành 3 cấp như sau: Độ dốc từ 0 - 8 (I); Độ

dốc từ 8 - 15 (II); Độ dốc từ 15 - 25 (III).

- Thành phần cơ giới: Đây là chỉ tiêu liên quan đến độ tơi xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng cho đất, ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Qua nghiên cứu, tác giả nhận định thành phần cơ giới của huyện Phú Bình được phân thành 2 cấp như sau: Đất thịt nhẹ (c), Đất thịt trung bình (b).

- Tầng dày (D): Các loại đất khác nhau có tầng dày đất khác nhau, tầng dày đất của huyện Phú Bình được xác định ở 3 cấp: >100 cm (D1), 70 – 100 cm (D2);

- OM (Hàm lượng chất hữu cơ) (O): Chất hữu cơ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu trong đất. Nhờ có chất hữu cơ mà chất mùn được hình thành và là chỉ tiêu quan trọng tạo độ phì nhiêu cho đất, cải tạo những tính chất khác của đất. Dựa vào nhu cầu sinh thái của từng LUT và sự phân hóa chất hữu cơ trên địa bản

huyện Phú Bình mà tổng lượng hữu cơ trong đất của khu vực được phân ra thành 3 cấp: O1: <1; O2: 1 – 2; O3: >2

- Độ pH KCl: Đây là chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng. Phản ứng của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ VSV trong đất và hoạt động của chúng, quan hệ chặt chẽ với sự phân giải xác hữu cơ và sự chuyển hóa cá chất dinh dưỡng. Chỉ tiêu pH trên địa bàn huyện Phú Bình được phân thành 2 cấp: pH 1: <5, pH 2: 5 – 6.5.

- Chế độ tưới : Chế độ tưới thực chất là chế độ điều tiết trạng thái nước trong đất phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, đồng thời kết hợp với các biện pháp về kỹ thuật nông, lâm nghiệp làm cho đất ngày càng màu mỡ, sản lượng cây trồng ổn định và ngày càng tăng. Trên địa bàn huyện Phú Bình chế độ tưới được phân thành 3 cấp: Chủ động (CĐ), Bán chủ động (BCĐ), Không chủ động (KCĐ).

Bảng 3.5. Phân cấp chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai

Yếu tố Mức độ phân cấp Ký hiệu

1. Loại đất

Đất phù sa ngòi suối G1

Đất phù sa glây G2

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng G3

Đất phù sa không được bồi chua G4

Đất phù sa được bồi chua G5

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất G6 Đất vàng nhạt trên đá cát G7 Đất nâu vàng trên phù sa cổ G8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ G9 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ G10 2. Độ dốc Độ dốc từ 0 – 8 I Độ dốc từ 8 – 15 II Độ dốc từ 15 – 25 III

3. Thành phần cơ giới Đất thịt trung bình c

Đất thịt nặng b 4. Tầng dày >100 cm D1 70 – 100 cm D2 5. OM (thành phần hữu cơ) <1 O1 1 – 2 O2 >2 O3 6. pH KCL (pH) <5 pH1 >5 – 6.5 pH2 7. Chế độ tưới Chủ động CĐ Bán chủ động BCĐ Khó khăn KK

3.3.2.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình

Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên gồm 15 đơn vị đất đai. Mỗi đơn vị đất đai mang những đặc điểm riêng biệt về loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày, độ pH, OM , chế độ tưới và phù hợp với các loại cây trồng, các LUT khác nhau.

Nội dung về đặc điểm các đơn vị đất đai trên cơ sở đã phân cấp các chỉ tiêu được trình bày trong bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6: Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai

Đơn vị đất KH_DAT Dodoc Tpcg Tang day pH OM Chế độ tưới Diện tích (ha) 1 Py I b D2 3,41 2,78 CĐ 88,12 2 Pg I b D1 4,10 2,64 BCĐ 14,54 3 Pf I c D1 3,70 2,32 KK 25,29 4 Pc I b D1 3,70 1,48 CĐ 5.877 5 Pbc I b D2 3,70 1,48 BCĐ 483,7 6 Fs II c D2 3,41 2,78 CĐ 5.645 7 Fs III c D2 3,94 2,78 BCĐ 868,8 8 Fq I b D2 3,40 2,78 CĐ 417,7 9 Fp II c D2 3,41 2,78 BCĐ 175,2 10 Fp II b D2 3,41 2,78 BCĐ 203,5 11 Fq II b D2 3,90 1,34 CĐ 3.029 12 D I b D1 6,19 3,98 CĐ 2.875 13 B I b D1 4,53 0,85 CĐ 2.136 14 Fs III b D2 3,50 3,98 KK 1.925 15 Fs III b D1 4,50 2,43 KK 245

Đơn vị đất số 1 có diện tích 88,12 ha, đặc trưng của đơn vị này là có hệ thống tưới tiêu chủ động, ưu thế cho phát triển loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa - màu, phân bố trên địa bàn xã Bảo Lý, Tân Khánh.

Đơn vị đất số 2, 3 có diện tích lần lượt là 14,54 ha và 25,29 ha, là vùng có ưu thế cho phát triển cây lúa, nếu như giải quyết được chế độ tưới tiêu nước có thể tập trung vào LUT 2 lúa – màu, 1 lúa, 1 lúa – màu. Thuộc phạm vi các xã xã Hà Châu, Dương Thành.

Đơn vị đất số 4 có diện tích 5.877 ha, là đơn vị có thể chủ động nước tưới, thuận lợi để nhiều loại cây trồng phát triển, cho năng suất khá cao. Đây là đơn vị thích hợp đối với các LUT 2 lúa – màu, LUT chuyên lúa, LUT 1 lúa – màu, LUT chuyên màu và cây CNNN. Đơn vị đất số 4 trong phạm vi các xã Thượng Đình, Bảo Lý, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Xuân Phương, Hà Châu, Kha Sơn, TT. Hương Sơn…

Đơn vị đất số 5 có diện tích 483,7 ha, có chế độ tưới BCĐ, tuy nhiên có nhiều yếu tố thích hợp để định hướng sử dụng trồng lúa và các loại rau màu như đậu tương, ngô, lạc, ớt. Đơn vị này phân bố tại các xã Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh.

Đơn vị đất số 6, 7 có diện tích lần lượt là 5.645 ha và 868,8 ha. Đây là 2 đơn vị có điều kiện khá thuận lợi về nước tưới, tuy nhiên địa hình không bằng phẳng, là vùng

dốc từ 8 - 25 có ưu thế để trồng các loại cây CNNN và cây ăn quả như ớt, ngô, dưa

chuột, đậu tương, táo, ổi…Các đơn vị này phân bố chủ yếu ở các xã miền núi như Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Hòa, Tân Thành và số ít ở Điềm Thụy.

Đơn vị đất số 8, 11 có diện tích lần lượt là 417,7 ha và 3.029 ha. Đây đều là

những vùng chủ động tưới tiêu, có độ dốc ở những ngưỡng khác nhau, từ 0 - 15; là

vùng thích hợp để trồng lúa và các cây họ đậu, cây màu nếu có độ dốc nhỏ; cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp nếu độ dốc cao. Các đơn vị này tập trung tại các xã như Tân Khánh, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nga My, Bảo Lý…

Đơn vị đất số 9, 10 có diện tích 175,2 ha và 203,5 ha; đây là vùng có chế độ

tưới bán chủ động, độ dốc trung bình từ 8 - 15, ưu thế cho các cây màu phát triển.

Phân bố trên địa bàn các xã Lương Phú, Xuân Phương, Tân Hòa…

Đơn vị đất số 12, 13 có diện tích 2.875 ha và 2.136 ha; là những vùng đặc trưng bởi chế độ tưới chủ động, độ dốc từ 0-8, ưu thế cho cây lúa và các cây màu phát triển. Các đơn vị này phân bố tại xã Lương Phú, Tân Đức, Tân Kim, Nga My, Bàn Đạt, Thượng Đình…

Đơn vị đất số 14, 15 có diện tích 1.925 ha, 245 ha. Đây là vùng khó khăn về chế độ tưới, có địa hình dốc lớn, từ 15 - 25, ưu thế cho các cây lâm nghiệp phát triển. Các đơn vị này phân bố tại các xã Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)