Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)

4. Cấu trúc của đề tài

2.5.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 ha đất của các LUT, đề tài sẽ sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất GO (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

GO = Qi*Pi Trong đó: Qi là sản phẩm thứ i được tạo ra Pi là đơn vị sản phẩm i

+ Chi phí trung gian IE (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất.

IE = Cj Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm VA: là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất sau khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ (là hiệu số giữa GTSX và CPTG).

VA = GO - IE

+ Thu nhập hỗn hợp NVA (TNHH): Là phần trả cho người lao động chân tay và người lao động quản lý của hộ gia đình, cùng tiền lãi thu được của kiểu sử dụng đất. + Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GO/LĐ; VA/LĐ; TNHH/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.

- VA/IE: Giá trị gia tăng trên vốn đầu tư phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - GO/LĐ: Phản ánh giá trị sản xuất do một ngày công lao động tạo ra - VA/LĐ: Phản ánh giá trị gia tăng do một ngày công lao động tạo ra - TNHH/LĐ: Phản ánh giá trị ngày công lao động

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian và giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)