Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

4. Cấu trúc của đề tài

2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thực hiện việc điều tra, thu thập và nghiên cứu các tài liệu, văn bản, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình… từ các báo cáo của địa phương, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất của huyện,… nhằm so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu. Tất cả số liệu thứ cấp đuợc thu thập từ các phòng, ban của huyện Phú Bình như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp…

2.5.1.2. Phương pháp chọn điểm

Tác giả lựa chọn điểm điều tra tại 05 xã Úc Kỳ, Nhã Lộng, Tân Đức, Xuân Phương, Tân Thành là đại diện cho các khu vực điển hình có loại cây trồng chủ yếu và số lượng các loại hình sử dụng đất tập trung, đa dạng nhất, đại diện cho các khu vực của huyện Phú Bình. Nội dung điều tra hộ bao gồm: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, loại hình sử dụng đất,... với mục tiêu thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá đa mục tiêu.

2.5.1.3. Số liệu sơ cấp

Xây dựng phiếu điều tra nông hộ có sự tham gia của người dân. Tiến hành điều tra ở 05 xã Úc Kỳ, Nhã Lộng, Tân Đức, Xuân Phương, Tân Thành của huyện Phú Bình về tình hình sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau, các chỉ tiêu như nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa, năng suất, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường... của một số loại hình sử dụng đất tại huyện Phú Bình.

Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra, tác giả tiens hành điều tra 100 phiếu, phân bố đều trên địa bàn 05 xã, mỗi xã 20 phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)