Xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

4. Cấu trúc của đề tài

3.5. xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình

3.5.1. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình

3.5.1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp

Trong những năm gần đây, vấn đề SDHL TNTN, BVMT, PTBV đang được quan tâm hàng đầu. Vấn đề này được đặt ra trong hầu hết các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm trong đó kết quả đánh giá tài nguyên đất và hiệu quả sử dụng càng được coi trọng bởi ý nghĩa đó. Trên cơ sở các kết quả đánh giá này, các nhà khoa học sẽ giúp nhà quản lý, quy hoạch, xác định và bố trí một cơ cấu cây trồng nông nghiệp phù hợp với từng vùng địa lý tự nhiên, vùng sinh thái nông nghiệp và ngay cả đối với phạm vi từng tỉnh trong cả nước.

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, dễ nhận thấy rằng, bất cứ nơi nào, trong quá trình phát triển NLN đều đặt vấn đề xác lập cơ cấu, tỷ lệ cây trồng thích hợp lên hàng đầu.

Cơ cấu, tỷ lệ này trước tiên phụ thuộc khách quan vào ĐKTN của lãnh thổ, ngoài điều kiện đất đai, địa hình thì khí hậu đóng một vai trò không thể thiếu.

Đánh giá tài nguyên đất đai ngày nay đang được chú trọng và được quan tâm thích đáng. Việc vận dụng những kiến thức đất đai vào sản xuất nông nghiệp không chỉ mang tính thụ động, dựa trên những kinh nghiệm lưu truyền trước đó mà đã mang tính chủ động, đã tuân theo các đặc điểm, tính chất của đất. Sản lượng cây trồng nông nghiệp tăng dần từ thấp (do sản xuất bấp bênh, mất mùa) đến cao (khi xác định được mùa vụ phù hợp, cơ cấu cây trồng hợp lý, hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa... thích ứng với các ĐKTN, đặc biệt là điều kiện khí hậu). Những kết quả đánh giá đất đai là những gợi ý có cơ sở khoa học cho việc bố trí nhóm cây trồng, loại cây trồng thích hợp, đặc thù của từng vùng lãnh thổ, giúp ích cho việc bố trí cơ cấu gieo trồng, mùa vụ, đề xuất những biện pháp kỹ thuật canh tác, thủy lợi hợp lý... đối với mỗi loại, nhóm cây trồng nhằm đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, ít gây tổn hại đến môi trường.

Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào kết quả đánh giá đất đai để bố trí, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tận dụng tính mềm dẻo, khả năng chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện môi trường (cây trồng có biên độ sinh thái rộng) của các loại cây cho công tác tái sinh rừng cũng như phát triển các loại cây nguyên liệu dùng cho công nghiệp.

* Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp hiện nay:

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được thực hiện tốt, thiếu những chiến lược và giải pháp nhằm quy hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây, con, sản xuất phần nào còn mang tính phong trào tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước.

- Điều kiện khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức thấp. - Chưa hình thành hệ thống kiểm soát chất lượng nông sản và vật tư nông nghiệp. - Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được các yêu cầu PTSX nông sản quy mô lớn, nhất là ở các vùng miền núi, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc…

- Khó khăn về vốn đầu tư cho PTSX

- Trình độ văn hóa và mặt bằng dân trí ở khu vực nông thôn còn thấp. - Mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu..

Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn tồn tại nhiều yếu tố vĩ mô gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như: sự biến động của kinh tế thế giới dẫn tới cầu tiêu thụ giảm sút mạnh mẽ, diện tích đất đai cho sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa, thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu,…

3.5.1.2. Căn cứ đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyên Phú Bình

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Bình, LUT 1 có diện tích khoảng 1.769,45 ha, chiếm 7,3% diện tích toàn huyện. Tuy nhiên theo kết quả đánh giá, diện tích rất thích nghi cho phát triển loại hình này là 3.676 ha, phân bố ở các xã như Đào Xá, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Xuân Phương, Lương Phú...; thích nghi là 3.726 ha, tập trung tại các xã Bàn Đạt, Tân Hòa, Tân Đức, Hương Sơn; ít thích nghi là 2.350 ha tập trung tại các xã Tân Thành,Tân Kim, Tân Khánh...

Đối với LUT 2 là đất chuyên lúa, địa bàn huyện có diện tích khoảng 920,17 ha; tuy nhiên theo kết quả đánh giá, diện tích rất thích nghi cho phát triển loại hình sử dụng đất này là 3.681 ha, phân bố ở các xã như Đào Xá, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh…diện tích thích nghi là 2.750 ha chủ yếu ở các xã Nga My, Tân Hòa, Bàn Đạt,…và ít thích nghi là 3.321 ha chủ yếu tại các xã Tân Khánh, Tân Thành, Tân Kim, Thượng Đình, Tân Hòa…

Đối với LUT 3, hiện nay huyện có diện tích khoảng 1.105,98 ha; tuy nhiên theo kết quả đánh giá thích nghi cho thấy diện tích vùng rất thích nghi của LUT này là 3.877 ha, thích nghi là 3.724 ha và ít thích nghi là 2.151 ha.

Đối với LUT 4 huyện có diện tích khoảng 1.121,32 ha. Theo kết quả đánh giá thích nghi cho thấy diện tích vùng rất thích nghi cho loại hình này là 4.013 ha, thích nghi là 3.724 ha và ít thích nghi là 2.005 ha.

Huyện Phú Bình có 50,62 ha sử dụng cho LUT 5. Theo kết quả đánh giá cho thấy diện tích vùng rất thích nghi của loại hình này rất lớn, 6.489 ha, phân bố tại nhiều xã trên địa bàn. Diện tích vùng thích nghi là 1.590 ha tại các xã Thượng Đình, Điềm Thụy, Tân Đức…và ít thích nghi là 1.663 ha chủ yếu ở các xã Tân Thành, Tân Kim…

LUT 6 có diện tích sử dụng tại huyện khoảng 1.200 ha, tuy nhiên theo kết quả đánh giá cho thấy diện tích cho vùng rất thích nghi là 7.811 ha, tập trung hầu khắp các xã của huyện, ngoại trừ một phần của các xã Nga My, Điềm Thụy, Tân Kim, Tân Hòa…; diện tích thích nghi là 1.675 ha và ít thích nghi là 2.653 ha.

LUT 7 có với diện tích sử dụng tại huyện là 1.768,20 ha, theo kết quả đánh giá cho thấy diện tích vùng rất thích nghi là 4.819 ha, chủ yếu ở các xã miền núi như Tân Kim,Tân Khánh, Tân Thành, Tân Hòa; thích nghi là 4.805 ha và ít thích nghi là 1.182 ha.

Kiểm chứng thực tế cho thấy phần lớn những khu vực đã đưa vào khai thác phát triển các loại hình sử dụng đất là những khu vực thuộc mức đánh giá rất thích nghi hoặc thích nghi (S1, S2). Các đơn vị này có các chỉ tiêu thổ nhưỡng thích hợp cho phát triển các đối tượng cây trồng. Tuy nhiên, diện tích (DT) mức độ rất thích nghi hoặc thích nghi đối với mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá so với hiện trạng phát triển vẫn còn nhiều, chưa được khai thác hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)