4. Cấu trúc của đề tài
3.2.4. Các loại hình hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phú Bình
3.2.4.1. Sự hình thành và phân bố các loại hình sử dụng đất
Trên cơ sở định hướng của quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ nông, lâm nghiệp của địa phương và kết quả điều tra thực tế trên địa bàn huyện, tác giả nhận thấy: sự hình thành và phân bố các LUT một mặt xuất phát từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và gia đình, mặt khác căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của huyện, chủ yếu là đất đai và nguồn nước. Xem xét sự hình thành và phân bố của các LUT huyện Phú Bình, xác định như sau:
- LUT 2 lúa – màu: Gồm kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông; lúa xuân – lúa mùa – đậu tương; lúa xuân – lúa mùa – rau đông; lúa xuân – lúa mùa – dưa chuột;
- LUT chuyên lúa: Gồm kiểu sử dụng đất: Lúa xuân – lúa mùa
- LUT 1 lúa – màu: Lúa xuân - ớt; Lúa xuân – dưa chuột; Lúa xuân – ngô; Lúa xuân - rau; lạc xuân – lúa mùa; đậu tương xuân – lúa mùa
- LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (CNNN): Lạc xuân – ngô đông - ớt; lạc xuân – đỗ tương hè – ngô đông; lạc xuân – đỗ tương đông – dưa bở.
- LUT Chuyên rau: Rau các loại:Su hào, bắp cải, rau cải… - LUT chuyên cây ăn quả: Táo, bưởi diễn
- LUT Rừng sản xuất: keo, bạch đàn, thông.
3.2.4.2. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình
Phú Bình là một huyện có địa hình đa dạng với nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau. Hệ thống cây trồng gồm các cây lương thực, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp… Hệ thống các loại cây trồng được bố trí phù hợp trên từng vùng đất và từng vụ mùa. Các mô hình kinh tế cùng với đó là các loại hình sử dụng đất mô tả được thực trạng sử dụng đất của từng vùng trên địa bàn với những phương thức quản lý, sản xuất trong điều kiện thích hợp sẽ là điều kiện cho phát triển nông nghiệp của huyện.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài xác định được các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất điển hình, có giá trị của huyện như sau:
Trên địa bàn huyện có 7 loại hình sử dụng đất chính có giá trị với 16 kiểu sử dụng đất khác nhau. Trong đó LUT 2 lúa – màu có 4 kiểu sử dụng đất được phân bố chủ yếu tại các xã Điềm Thụy, Nhã Lộng, Nga My, Tân Đức, Tân Hòa, Lương Phú, TT. Hương Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh…Các giống lúa được trồng nhiều vào vụ xuân như lúa thuần HDT10; lúa lai 3 dòng GS16, lúa lai VT505, lúa thuần Kim cương 111...Các giống lúa được trồng nhiều vào vụ mùa gồm lúa Đài Thơm, lúa ADI, VS20, DQ11, DT686, …kết hợp với giống ngô ngọt hoặc ngô nếp, đậu tương, dưa chuột để tạo nên 4 kiểu sử dụng đất.
LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất với các giống lúa được trồng như lúa nếp Thầu Dầu, lúa VT505, GS16, DT667,…phân bố trên các xã Tân Kim, Tân Hòa, Xuân Phương, Úc Kỳ, Tân Đức.
LUT 1 vụ lúa – màu có 5 kiểu sử dụng đất. LUT này phân bố chủ yếu tại các xã Tân Khánh, Tân Thành, Bàn Đạt, Hà Châu, Đào Xá… Các cây màu nhu ớt, dưa chuột, đậu tương, ngô được trồng với mục đích hàng hóa là chủ yếu.
LUT chuyên màu và cây CNNN có 3 kiểu sử dụng đất với cây màu và cây CNNN được trồng với mục đích xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu toàn cầu Bắc Giang. Trong LUT này, các kiểu sử dụng đất phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Tân Đức, Dương Thành, Thanh Ninh, Tân Hòa, Xuân Phương, Bảo Lý…
LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất là trồng rau các loại. Rau được trồng vào nhiều vụ khác nhau với các loại như bắp cải, rau cải, cà rốt, súp lơ, rau muống, rau dền,… Hợp tác xã trồng Rau, củ, quả sạch, an toàn ra đời tại nhiều xã như Lương Phú, Tân Đức, Dương Thành, Bảo Lý, Hà Châu…Rau được trồng với mục đích hàng hóa, được bao tiêu sản phẩm, liên kết, và bán rộng rãi ra thị trường.
LUT chuyên cây ăn quả có 1 kiểu sử dụng đất phục vụ trồng cây ăn quả. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình phổ biến với các mô hình trồng bưởi diễn, táo lê, táo đại, ổi…phát triển mạnh tại các xã Lương Phú, Tân Đức, Kha Sơn, Tân Hòa, Bảo Lý, Tân Kim…đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong LUT này đòi hỏi phải đầu tư công sức, kỹ thuật, số vốn lớn và thời gian gieo trồng lâu năm. Tuy nhiên năng suất của sản phẩm lại rất ổn định, người dân không lo tìm đầu ra vì phần lớn được thương lái đến thu mua tại vườn.
LUT rừng sản xuất có 1 kiểu sử dụng đất với các giống cây keo, bạch đàn, thông được trồng nhiều tại các xã Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa với mục đích lấy gỗ sản xuất. Đây là loại hình thích hợp và phổ biến với những xã miền núi của huyện.
Bảng 3.4. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình
STT Loại hình sử dụng đất
(LUT) Kiểu sử dụng đất
1 Đất 2 lúa - màu
Lúa xuân – lúa mùa – ngô đông Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương Lúa xuân – lúa mùa – rau đông Lúa xuân – lúa mùa – dưa chuột
2 Đất chuyên lúa Lúa xuân – lúa mùa
3 Đất 1 vụ lúa – màu
Lúa xuân - ớt
Lúa xuân – dưa chuột Lúa xuân - ngô
Lúa xuân - rau
Đậu tương xuân – lúa mùa
4 Đất chuyên màu và cây
CNNN
Lạc xuân – ngô đông – ớt
Lạc xuân – đỗ tương hè – ngô đông Lạc xuân – đỗ tương đông – dưa bở
5 Đất chuyên rau Su hào, bắp cải, rau…
6 Đất chuyên cây ăn quả Cây bưởi diễn, táo, nhãn…
7 Đất trồng rừng sản xuất Keo lai, bạch đàn, thông…