Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 103)

4. Cấu trúc của đề tài

3.4.3. Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông, lâm sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập tới một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như:

-Mức độ sử dụng phân bón

-Sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và diệt cỏ

-Các nguy cơ ô nhiễm môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp và nguy cơ

giảm độ phì đất.

Trong quá trình sản xuất, do người dân sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm, có 3 dạng ô nhiễm là ô nhiễm do tác nhân hóa học, ô nhiễm do tác nhân sinh học và ô nhiễm do tác nhân vật lý. Theo nguồn gốc phát sinh có 2 dạng gây ô nhiễm chính như sau: Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên, ô nhiễm do nguồn gốc nhân tạo, trong đó có 3 dạng chính gồm: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt, ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp, và ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp.

* Về nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất do nguồn gốc tự nhiên

Đất của huyện Phú Bình chủ yếu được hình thành từ sự bồi đắp bởi hệ thống sông Công và sông Cầu. Qua nhiều năm khai thác và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý đã góp phần duy trì và ổn định độ phì nhiêu của các loại đất trong sản xuất nông nghiệp của huyện, được thể hiện qua năng suất các loại cây trồng hàng năm. Các giải pháp về phát triển thủy lợi đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện.

* Về nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất do nguồn gốc nhân tạo

Huyện Phú Bình là một huyện có nền công nghiệp phát triển với khu công nghiệp, nhà máy, công ty xuất hiện ngày một nhiều. Do vậy đất cũng có khả năng bị ảnh ô nhiễm do chất thải công nghiệp. Ngoài ra còn có nguy cơ ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt và do hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra. Qua thực tế điều tra, khảo sát, nguy cơ ô nhiễm đất sản xuất do chất thải sinh hoạt không lớn. Về nguy cơ ô nhiễm đất do sản xuất nông nghiệp:

-Qua điều tra nông hộ cho thấy với LUT 1, LUT 2 và LUT 3 là những loại hình

sử dụng đất khá bền vững với môi trường do người dân chủ yếu dùng phân hữu cơ. Lượng phân vô cơ và hóa chất bảo vệ như thuốc trừ sâu, bệnh cũng được sử dụng nhưng đều trong ngưỡng cho phép.

-Đối với LUT 4, LUT 5, LUT 6 do thâm canh cao, khả năng sâu bệnh cao. Mức

độ đầu tư phân bón chủ yếu là phân N, P, K. Nguồn đạm chủ yếu là phân ure, lân chủ yếu là dạng supe lân, kali chủ yếu là kali clorua. Lân được đầu tư cao hơn, đa số cây trồng được bón đủ lân. Qua quá trình điều tra, do mức độ sâu bệnh của loại hình sử dụng đất này cao nên người dân thường xuyên phải dùng tới thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng tương đối nhiều và thậm chí lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết các loại cây trồng đều được phun ít nhất 1 lần/vụ; đặc biệt có những loại rau, màu phun 2 – 3 lần/vụ. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước và đặc biệt hơn là ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và người tiêu dùng.

-Đối với LUT 7 là loại hình đem lại mặt tích cực về môi trường. Loại hình sử

dụng đất này góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, cải tạo môi trường đất và tăng độ che phủ…

* Về nguy cơ ô nhiễm nước trong sản xuất nông nghiệp

Qua tìm hiểu, lấy ý kiến chuyên gia phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình và qua quá trình điều tra, phỏng vấn tác giả nhận được kết quả các chỉ tiêu về pH, DO, BOD5, COD, kim loại nặng…vẫn nằm trong giới hạn cho phép, môi trường nước vẫn đảm bảo.

Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường: LUT 1, LUT 2, LUT 3, LUT 7, cho hiệu quả cao về mặt môi trường hơn LUT 3, LUT 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)