Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

4. Cấu trúc của đề tài

1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững

- Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng của đất vẫn đảm bảo sự bền vững hệ sinh thái và tài nguyên đất [6].

- Tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững:

Theo FAO tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.

Bền vững về mặt kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.

Bền vững về mặt xã hội

- Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân.

Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương khu vực.

- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước. - Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên như quá trình xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa.

- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không hợp lý.

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau: + Các loại đất trên địa bàn huyện

+ Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện Phú Bình.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nói chung. Đề tài tập trung nghiên cứu: Đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp; nghiên cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Trong đề tài chỉ nghiên cứu cây trồng nông nghiệp.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015-2018 và những biện pháp được đề xuất đến năm 2030.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

+ Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất…; + Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình dân số, lao động

- Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình

+ Hiện trạng sử dụng đất qua các năm + Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp + Các loại hình sử dụng đất.

- Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình

+ Điều tra, phân loại đất

+ Đất giá thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế + Đánh giá hiệu quả xã hội + Đánh giá hiệu quả môi trường.

- Đề xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình.

+ Đề xuất loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả cao

+ Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

2.4. Quan điểm nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm hệ thống

Đây là một quan điểm hiện đại trong nghiên cứu khoa học. Quan điểm này được vận dụng để nghiên cứu tiềm năng đất đai huyện Phú Bình một cách chính xác hơn. Trong quá trình nghiên cứu, đất đai là một hệ thống gồm nhiều yếu tố cấu tạo nên, đồng thời đất đai của huyện cũng là một bộ phận của những địa tổng thể cấp cao hơn. Trong đó sự thay đổi của một yếu tố sẽ kéo theo sự thay đổi theo kiểu “phản ứng dây truyền” của các thành phần khác trong một hệ thống.

Quan điểm hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên, tài nguyên đất đai trong lãnh thổ huyện Phú Bình, cho phép xác định mối quan hệ về không gian, các chức năng, thành phần của đất đai trong huyện. Giúp nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa điều kiện đất đai với loại hình sử dụng đất trong huyện.

2.4.2. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống nghiên cứu địa lí. Quan điểm tổng hợp đòi hỏi khi xem xét, phân tích một đối tượng nào đó chúng ta phải đặt chúng trong quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu trúc của mỗi lãnh thổ cụ thể. Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ với các đối tượng khác.

Trong đề tài, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất đai nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình.

2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hoà giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED, 1987) thì phát triển bền vững là: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm tổn hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”.

Việc vận dụng quan điểm trên, khi phân loại tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình phải hướng tới mục tiêu sử dụng đất bền vững.

2.4.4. Quan điểm lãnh thổ

Bất cứ một đối tượng địa lý nào cũng đều gắn liền với một lãnh thổ cụ thể. Ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh trên các phương diện tự nhiên cũng như KT-XH. Quan điểm này được vận dụng vào để nghiên cứu tài nguyên đất và phân loại các đơn vị đất đai theo không gian huyện Phú Bình. Mỗi xã trong huyện có những đơn vị đất đai riêng biệt khác nhau nhưng lại có mối quan hệ với các đơn vị đất đai bên cạnh.

2.4.5. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Mỗi sự vật, hiện tượng đều gắn với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Để có những đánh giá khách quan về đối tượng nghiên cứu cần phải xem xét đối tượng tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó đối tượng này cũng không ngừng vận động, phát triển theo thời gian, trong nghiên cứu phải xác định được sự biến đổi của nó trong một chuỗi thời gian cụ thể.

Khi nghiên cứu tiềm năng đất đai huyện Phú Bình phục vụ cho phát triển nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất cần phải xem xét lịch sử khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai, mối quan hệ nhân quả giữa tài nguyên đất đai với các loại hình sử dụng đất, các loại cây trồng trong quá khứ đến thời điểm hiện tại. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đó, căn cứ vào quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Phú Bình trong những giai đoạn tiếp theo để từ đó có những phương hướng, đề xuất các loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Trên quan điểm khai thác tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp, đề tài sẽ vận dụng phương pháp đánh giá đất đai theo hướng dẫn của FAO (1976) làm phương pháp luận chung của đề tài. Đất đai được nghiên cứu có tính chất hệ thống, trong mối quan hệ với sử dụng đất, với môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội; có tính đến hiệu quả kinh tế kết hợp với đánh giá tác động môi trường.

Đề tài tập trung nghiên cứu về tài nguyên đất, các loại hình sử dụng đất (LUT), hệ thống sử dụng đất (LUS); tìm mối quan hệ giữa tài nguyên đất đai và sử dụng dụng đất nhằm xác định khả năng thích nghi đất đai làm căn cứ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững.

2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thực hiện việc điều tra, thu thập và nghiên cứu các tài liệu, văn bản, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất của huyện Phú Bình… từ các báo cáo của địa phương, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất của huyện,… nhằm so sánh, đối chiếu để hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu. Tất cả số liệu thứ cấp đuợc thu thập từ các phòng, ban của huyện Phú Bình như phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp…

2.5.1.2. Phương pháp chọn điểm

Tác giả lựa chọn điểm điều tra tại 05 xã Úc Kỳ, Nhã Lộng, Tân Đức, Xuân Phương, Tân Thành là đại diện cho các khu vực điển hình có loại cây trồng chủ yếu và số lượng các loại hình sử dụng đất tập trung, đa dạng nhất, đại diện cho các khu vực của huyện Phú Bình. Nội dung điều tra hộ bao gồm: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, loại hình sử dụng đất,... với mục tiêu thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá đa mục tiêu.

2.5.1.3. Số liệu sơ cấp

Xây dựng phiếu điều tra nông hộ có sự tham gia của người dân. Tiến hành điều tra ở 05 xã Úc Kỳ, Nhã Lộng, Tân Đức, Xuân Phương, Tân Thành của huyện Phú Bình về tình hình sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau, các chỉ tiêu như nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa, năng suất, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường... của một số loại hình sử dụng đất tại huyện Phú Bình.

Tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra, tác giả tiens hành điều tra 100 phiếu, phân bố đều trên địa bàn 05 xã, mỗi xã 20 phiếu.

2.5.2. Phương pháp chuyên gia

Tác giả tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu; tham khảo các cán bộ chuyên môn ở UBND phường/xã, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông,…trên địa bàn huyện Phú Bình.

Từ việc tham vấn ý kiến chuyên môn, tác giả tiến hành xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu phù hợp, xác định các yêu cầu sử dụng đất của các LUT được lựa chọn, trọng số các yếu tố của bản đồ đơn vị đất đai phục vụ việc phân

hạng thích hợp đất đai, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững các LUT… trên cơ sở khoa học và thực tiễn tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2.5.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất chồng ghép các bản đồ đơn tính (loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày, độ phì của đất,…) tỷ lệ 1/25.000 bằng ứng dụng công nghệ GIS với phần mềm Mapinfo. Phương pháp này được tiến hành bằng cách chồng ghép các lớp chuyên đề không gian lên nhau để tạo ra lớp thông tin mới được gọi là bản đồ đơn vị đất đai.

Ngoài ra tác giả biên tập bản đồ thổ nhưỡng và tiến hành xây dựng các bản đồ đánh giá thích nghi đất đai với các LUT thông qua phần mềm Mapinfo tỷ lệ 1/25.000 với hệ toạ độ VN-2000.

Các loại biểu đồ cũng thể hiện các kết quả nghiên cứu và được xử lý, thể hiện thông qua phần mềm Excel.

2.5.4. Phương pháp nghiên cứu các mô hình

Đề tài nghiên cứu thực nghiệm trên các mô hình sản xuất điển hình được lựa chọn từ các LUT trên địa bàn huyện, tiến hành điều tra các thông tin cần thiết về: loại cây trồng, giống, loại hình sử dụng đất, chi phí sản xuất, năng suất cây trồng, lao động, thị trường tiêu thụ, chính sách phát triển, duy trì bảo vệ đất,…

2.5.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 ha đất của các LUT, đề tài sẽ sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất GO (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

GO = Qi*Pi Trong đó: Qi là sản phẩm thứ i được tạo ra Pi là đơn vị sản phẩm i

+ Chi phí trung gian IE (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất.

IE = Cj Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

+ Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm VA: là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất sau khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ (là hiệu số giữa GTSX và CPTG).

VA = GO - IE

+ Thu nhập hỗn hợp NVA (TNHH): Là phần trả cho người lao động chân tay và người lao động quản lý của hộ gia đình, cùng tiền lãi thu được của kiểu sử dụng đất. + Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GO/LĐ; VA/LĐ; TNHH/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.

- VA/IE: Giá trị gia tăng trên vốn đầu tư phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - GO/LĐ: Phản ánh giá trị sản xuất do một ngày công lao động tạo ra - VA/LĐ: Phản ánh giá trị gia tăng do một ngày công lao động tạo ra - TNHH/LĐ: Phản ánh giá trị ngày công lao động

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian và giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn .

2.5.6. Phương pháp đánh giá

Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá bán định lượng, đánh giá thích nghi các loại hình sử dụng đất đối với các đơn vị đất đai huyện Phú Bình. Bằng việc sử dụng phương pháp này, các mức độ thích nghi của các loại hình dử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Bình bước đầu được xác lập, là căn cứ để tác giả nhận định và đề xuất các loại hình sử dụng đất hợp lý, phù hợp với tiềm năng đất đai của địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.

Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.336,98 ha, chiếm 7,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm: 19 xã và 01 thị trấn trong đó có 7 xã được xếp vào diện miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)