Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

4. Cấu trúc của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Nông nghiệp

Trong năm 2018, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Công tác chỉ đạo sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như phòng chống dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn được quan tâm chú trọng. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt được đảm bảo. Các đàn vật nuôi được duy trì và phát triển. Cụ thể:

- Về trồng trọt:

Điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, giá trị các loại vật tư phân bón tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản gặp khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Song do công tác chỉ đạo, điều hành cùng với sự đồng thuận, cố gắng của người dân, sản xuất nông nghiệp đạt được bước tăng trưởng khá.

- Về chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi ở huyện Phú Bình chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản lượng nông nghiệp. Chăn nuôi ở hộ gia đình cần được phát triển mạnh để tương xứng với ngành trồng trọt và tiềm năng của địa phương.

3.1.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương tiếp tục được quan tâm, đầu tư và phát triển, đặc biệt là các làng nghề tại các xã. Tốc độ tăng

trưởng từ các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày một ổn định, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hộ của địa phương.

3.1.2.3. Dân số và nguồn lao động

a. Dân số

Dân số toàn huyện Phú Bình năm 2018 là 146.086 người (chiếm 11,9% dân số

tỉnh Thái Nguyên), mật độ dân số của huyện là 578 người/km2, tỷ lệ gia tăng tự nhiên

là 1,42%. Tỷ lệ phát triển dân số trung bình toàn huyện dao động thấp ở mức 1,0% - 1,02%. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện đã được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền pháp lệnh dân số, thực hiện kế hoạch hoá gia đình được các cấp, các ngành tăng cường chỉ đạo. Tuy nhiên tình trạng sinh con thứ 3 có chiều hướng gia tăng.

Huyện Phú Bình có dân số trẻ, dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 30,5%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62,1% và dân số trên độ tuổi lao động là 7,4%. Toàn huyện chủ yếu có 5 anh em dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh (91,5%), Nùng (3,9%), Sán Dìu (2,4%), Tày (1,9%), Hoa (0,18%), các dân tộc khác (0,12%). Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng vè phong tục tập quán, lối sống kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Đức tính cần cù, năng động, hiếu học và nền văn hóa lâu đời của người dân sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

b. Nguồn lao động

Nguồn lao động của huyện năm 2018 là 91.584 người (chiếm 62,6% dân số toàn huyện), phần lớn lao động đang hoạt động trong khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 67,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15%, lao động trong khu vực kinh tế dịch vụ là 17,3%.

Về chất lượng nguồn lao động được biểu hiện qua số lao động đã qua đào tạo là 25,63%, trong đó có 6,38% có trình độ trung học chuyên nghiệp và 7,15% có trình độ cao đẳng trở lên. Chất lượng nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của huyện chưa cao nên ảnh hưởng lớn về khả năng tiếp thu trong việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

c. Việc làm

Số người có việc làm mới hàng năm là 2.300 người (trong đó lao động xuất khẩu là 100 người), Lao động được đào tạo mới trong năm là 3500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động là 25%. Lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên, nhưng việc làm chưa đủ và không thường xuyên dẫn tới một bộ

phận không nhỏ trong nhân dân đời sống còn khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp mang rõ tính thời vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa ổn định, quy mô còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động chưa cao, thu nhập hạn chế.

3.1.2.4. Tăng trưởng kinh tế

a. Về phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế của huyện năm 2018 đều vượt so mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP bình quân đầu người là 10 triệu đồng/người/ năm vào năm 2010; 22 triệu đồng/ người/ năm vào năm 2014 và năm 2018 là 43 triệu đồng/ người/ năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 3.1: Tổng giá trị gia tăng huyện Phú Bình qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng BQ (%) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 2.640.709 2.928.565 3.303.295 3.623.566 4.270.379 9.217.159 28,4 Công nghiệp – xây dựng Triệu đồng 767.517 940.575 1.074.349 1.201.463 1.545.282 6.174.705 51.7 Nông lâm nghiệp, thủy sản Triệu đồng 1297.940 1.333.276 1.462.206 1.509.968 1.592.272 1.697.224 5.5 Dịch vụ Triệu đồng 575.252 654.714 766.740 912.135 1.132.825 1.345.230 18.5

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn luôn là ngành được quan tâm chú trọng vì đây là ngành sản xuất chính của người dân trong huyện. Năm 2018 tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản là 32,3%, công nghiệp và xây dựng là 35,7%, dịch vụ là 32%. Phú Bình đã có bước chuyển biến toàn diện, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, giữ vững quốc

phòng, an ninh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao, kinh tế tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2013 2014 2015 2016 2017 2018

Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100

Công nghiệp – xây dựng % 19,3 20,8 24,1 23,8 24,7 34,7

Nông lâm nghiệp, thủy sản % 53,5 51,8 48,2 46,4 43,4 53,5

Dịch vụ % 27,2 27,5 27,7 29,8 31,9 32,0

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Phú Bình

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Lợi thế: Huyện Phú Bình có vị trí địa lý thuận lợi, gần thành phố Thái Nguyên - trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu với các huyện và các tỉnh lân cận, là đầu mối giao thông nối liền khu trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Thái Nguyên.

Điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chuyên canh sản xuất lương thực, vùng cây ăn quả, rừng nguyên liệu.

Nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; khu vực kinh tế công nghiệp được hình thành sớm và có lợi thế phát triển với việc hình thành các khu công nghiệp đang phát triển và đã thu hút đầu tư nước ngoài nên có điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại.

- Hạn chế: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, các nguồn tài nguyên… mặc dù có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nhưng chưa được khai thác có hiệu quả; điều kiện địa hình có nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng ở một số địa phương trong huyện (nhất là các xã phía đông bắc), dẫn đến hạn chế khả năng thu hút đầu tư nên còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

Nền kinh tế huyện đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là về các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, song đến nay, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, nhưng kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đạt mức tăng cao vào những năm cuối nhiệm kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)