4. Cấu trúc của đề tài
3.5.2. xuất một số giải pháp phát triển bền vững đất nông nghiệp huyện Phú
Bình trong giai đoạn hiện nay
3.5.2.1. Giải pháp kỹ thuật
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, từng bước cơ giới hóa, đưa các giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, có năng suất sinh học cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện như dưa chuôt, ớt, đậu tương...
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật mới về thâm canh trong trồng trọt, chăn nuôi… nhằm nâng cao hiệu quả.
- Phát triển theo hướng bền vững, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp theo hướng hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu có hại cho hệ sinh thái đồng ruộng; thâm canh, luân canh hợp lý; sử dụng đất phải đi kèm với cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.
3.5.2.2. Giải pháp về quy hoạch
Dựa vào tính chất đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lợi thế của huyện, sử dụng đất đai có hiệu quả, định hướng phát triển các cây trồng hàng hóa chủ lực nhưng vẫn coi trọng sản xuất cây lương thực.
a. Quy hoạch sản xuất lúa
Cần quy hoạch các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh tập trung tại các xã vùng thấp, có diện tích trồng lúa cao như: Úc Kỳ, Xuân Phương, Tân Đức, Lương Phú...Đồng thời bên cạnh một số vùng đang sản xuất lúa hàng hóa cần mở rộng thêm vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, tập trung tại một số xã như: Hà Châu, Dương Thành, Nhã Lộng…
- Trồng rau tập trung tại các xã trọng điểm như Bàn Đạt, Bảo Lý, Lương Phú…Đặc biệt chú trọng phát triển các vùng trồng rau an toàn sẽ đem lại hiệu quả cao cho người nông dân. Trong đó xây dựng điểm sản xuất rau an toàn với các giống có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ (làm nhà lưới, nhà kính, hệ thống tưới phun…) để đem lại giá trị trong sản xuất.
- Hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung sau:
+ Vùng sản xuất một số cây màu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu như đỗ tương, dưa chuột, ớt…tại các xã như Nga My, Bảo Lý, Tân Đức, Thượng Đình, Điềm Thụy, TT.Hương Sơn…
- Đối với vùng trồng cây ăn quả: Tiếp tục nhân rộng và phát triển các loại cây ăn quả ưu thế trồng tại địa phương như táo, bưởi diễn…ưu tiên tập trung phát triển tại các xã như Bàn Đạt, Kha Sơn, Lương Phú, Dương Thành…
c. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
Huyện Phú Bình cần tập trung chăm sóc, bảo vệ tốt rừng cây đã trồng, phát động phong trào trồng rừng, trồng cây phân tán và cải tạo vườn tạp. Khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ rừng, nhất là các xã Tân Kim, Tân Thành, Tân Khánh, Tân Hòa…
- Các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể đối với các loại loại hình sử dụng đất, các cây trồng đặc sản, cây trồng có ưu thế trên địa bàn huyện Phú Bình, tạo ra nhiều giá trị xuất khẩu, đồng thời cần hỗ trợ người nông dân thông qua các ưu đãi về sử dụng đất, tín dụng đầu tư,…
- Dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho việc tích tụ đất đai, tăng khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.
3.5.2.3. Phát triển sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông – lâm sản
Hiện nay mối liên kết giữa sản xuất và chế biến trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, giá cả thị trường nông sản bấp bênh, kênh tiêu thụ chưa được đa dạng, mối quan hệ mua bán giữa hộ nông dân với các tư thương còn nhiều tiềm ẩn. Do đó nên thực hiện các biện pháp như sau:
Để đảm bảo cho các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa tập trung, phát triển ổn định, đi đôi với đầu tư phát triển sản xuất cần chú trọng đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản rau quả; xây dựng các cơ sở sấy, sơ chế nông sản. Thường xuyên cung cấp thông tin
thị trường cho nhân dân thông qua đài phát thanh của huyện, xã vè tình hình cung cầu, giá cả và đưa ra những phân tích mang tính khoa học để nông dân đưa ra quyết định hợp lý trong sản xuất kinh doanh. Huyện cũng cần quan tâm đến khâu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để mở rộng thị trường và hướng tới xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản hàng hóa thông qua triển lãm, hội chợ, các trung tâm trưng bày và bán sản phẩm nông sản trong và ngoài tỉnh…
3.5.2.4. Giải pháp về chính sách
- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp việc xây dựng và hoàn chỉnh các định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cần có những chính sách phù hợp khuyến khích người lao động cải tạo sử dụng đất. Đồng thời trong chính sách quản lý cần gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vùng chuyên canh phù hợp với thế mạnh của từng ku vực theo định hướng sản xuất hàng hoá ưu tiên phát triển các hệ thống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định.
- Phổ biến các phương pháp canh tác, các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông dân để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế sinh thái VACR để cải thiện đời sống nông dân.
- Xây dựng các chính sách hợp lý để khuyến khích sản xuất, định hướng và đưa vào sử dụng các giống cây, con mới phù hợp với điều kiện, thế mạnh của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người dân thực hiện tốt các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai…
3.5.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư
- Đây là một yếu tố quan trọng trong chiến lược thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, trong yêu cầu về nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, qua đó cần tranh thủ, huy động các nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hình thức quỹ tín dụng trong nông thôn.
Ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông, lâm nghiệp với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, cải tiến các thủ tục cho vay tới các hộ nông dân, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.
- Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, có chế độ ưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Qua kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kết quả nghiên cứu các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Phú Bình cho thấy với đặc thù là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp làm tiền đề để phát triển công nghiệp chế biến nhất là các sản phẩm khai thác từ lâm nghiệp, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Tiềm năng đất đai huyện Phú Bình có 4 nhóm đất chính với 10 loại đất bao gồm: Đất phù sa ngòi suối; đất phù sa glây; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng; đất phù sa không được bồi chua; đất phù sa được bồi chua; đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất; đất vàng nhạt trên đá cát; đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ; đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
- Tác giả đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình với 15 đơn vị đất có độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày, pH và OM khác nhau. Xây dựng được bản đồ đánh giá thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất nhằm đưa ra cơ sở thực tiễn cho việc phát triển nông nghiệp.
Quá trình điều tra, khảo sát và phân tích đánh giá cho thấy giá trị sản xuất của các loại hình sử dụng đất đạt mức cao gồm LUT 1, LUT 3, LUT 4, LUT 5.
- Tác giả kiến nghị và đề xuất phát triển các loại hình bao gồm: LUT 1, LUT 3, LUT 4, LUT 5 tuy nhiên cần phải chú trọng đến các giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế tố đa việc gây ra hậu quả xấu tới môi trường; tập trung phát triển tại các đơn vị đất đai từ 1 – 6; 8; 12. Các loại hình sử dụng đất được đề xuất duy trì bao gồm: LUT 2, LUT 6, LUT 7.
2. Kiến nghị
Qua công tác nghiên cứu về thực trạng quản lý, sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện tác giả đề nghị:
- Chú trọng phát triển loại hình sử dụng đất hiệu quả góp phần phát triển nông nghiệp bền vững huyện Phú Bình.
- Định hướng phát triển nông nghiệp thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0, huyện nên tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (như lúa nếp Thầu Dầu, dưa chuột, ớt, đậu tương…) đem lại giá trị kinh tế, nâng cao sinh kế cho người dân.
- Tập trung đầu tư phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hình thành nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.
- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế so sánh của từng khu vực; việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.
- Tăng cường đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, phương pháp canh tác, phòng trừ dịch bệnh, đầu tư phát triển thuỷ lợi, đầu tư kiên cố hoá kênh mương và xây dựng thêm một số công trình mới.
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thái Bạt (2009), Thoái hóa đất và vấn đề sử dụng đất bền vững, Hội thảo khoa
học sử dụng đất bền vững hiệu quả, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (tập 1-7), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018), Niên giám thống kê huyện Phú Bình năm
2018, Thái Nguyên.
5. Fridland V.M (1964), Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm, Nhà xuất bản Khoa học
Maxcơva.
6. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản
xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
7. Hội Khoa học đất Việt Nam (1996), Đất Việt Nam, Nxb KH&KT.
8. Nguyễn Cao Huần (2004), Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh
thái, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
9. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Bình (2018), Số liệu thống kê hiện trạng
sử dụng đất năm 2018 huyện Phú Bình.
10. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình (2018), Báo cáo hiện
trạng sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình
11. Phạm Thị Phin (2012), Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện
Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
12. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất lâm
nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
13. Bùi Văn Sỹ (2012), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm
năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
14. Phạm Chí Thành, Đào Châu Thu (1998), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông
15. Nguyễn Văn Thân (1995), Giáo trình đánh giá đất đai, Khoa Quản lý Đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
16. Đào Châu Thu, Quyền Đình Hà, Đỗ Nguyên Hải (1997), Đánh giá hiệu quả áp
dụng mô hình nông lâm kết hợp trong việc cải tạo đất đồi trọc tại Tam Quan, Tam Đảo,Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học đất, Hà Nội, số 8, trang 82-92.
17. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Giáo trình đánh giá đất, Trường Đại học
Nông nghiệp I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Phạm Anh Tuấn, (2014), Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng
đất nông nghiệp bền vững huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
19. Lương Đình Tuyển, (2013), Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững tại huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
20. Lê Quang Trí, 2010, Giáo trình đánh giá đất đai, NXB Đại học Cần Thơ.
21. UBND huyện Phú Bình (2018), Báo cáo của UBND huyện Phú Bình về việc đánh
giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình.
22. UBND huyện Phú Bình (2017), Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Phú Bình năm 2017.
23. UBND huyện Phú Bình (2015), Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
24. UBND huyện Phú Bình (2015), Quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2011 - 2020 huyện Phú Bình, Thái Nguyên.
25. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1994), Nghiên cứu quy trình đánh giá
đất cho các vùng lãnh thổ, Hà Nội.
26. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2004), Báo cáo thuyết minh bản đồ đất
tỉnh Thái Nguyên (kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000), Hà Nội.
27. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2012), Quy trình đánh giá đất sản xuất
nông nghiệp, Tiêu chuẩn Việt Nam 8409:2012, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (2012), Quy trình điều tra, lập bản đồ đất
tỷ lệ trung bình lớn, Tiêu chuẩn Việt Nam 9487 - 2012, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra nông hộ: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ I. Thông tin chung của hộ
1. Họ và tên chủ hộ: ... 2. Tuổi: ... 3. Địa chỉ: ... 4. Giới tính: Nam/Nữ 5. Trình độ văn hóa chủ hộ: Cấp 1; Cấp 2; Cấp 3; Không biết chữ; ĐH, CĐ, TC 6. Nhà cửa:
Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố/nhà sàn loại tốt Nhà tạm
7. Diện hộ:
Khá Giàu Trung bình Nghèo
II. Điều kiện sản xuất của hộ A. Nhân khẩu
1. Tổng số khẩu:
2. Số người làm nông nghiệp: ... Số người làm dịch vụ: ... Số người làm nghề khác: (ghi rõ nghề gì) ...
B. Lao động (Độ tuổi lao động từ 16 tuổi đến 60 tuổi)
1. Số người trong độ tuổi lao động: ... ; trong đó: Nam: ... Nữ:... 2. Số người ngoài độ tuổi lao động nhưng có thể lao động được: …………
C. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình
STT Nguồn thu chính (1000 đồng) Số lượng